Ngộ độc khi dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc trị đái tháo đường

Người bệnh ngộ độc sau khi dùng thuốc nam trị đái tháo đường có thành phần phenformin

Tìm hiểu tổng quan về các loại thuốc điều trị đái tháo đường

Làm sao để biết đâu là món ăn tốt cho người bệnh đái tháo đường?

Bạn biết gì về đái tháo đường biến chứng qua gan?

Người bệnh đái tháo đường có phải uống thuốc suốt đời không?

Đây là thông tin được PGS.TS. Hoàng Bùi Hải - Trưởng khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết sáng 27/4.

Bệnh nhân nữ, 75 tuổi, tiền sử đái tháo đường 15 năm, dùng thuốc đều đặn theo đơn của bác sỹ. Tuy nhiên thời gian gần đây, người bệnh lại bỏ việc điều trị, bỏ ra một số tiền không nhỏ để mua thuốc nam được quảng cáo trên mạng là “trị được tận gốc đái tháo đường lại đỡ hại gan thận”. Tình trạng bệnh cải thiện đâu chưa thấy mà đã thấy rơi vào tình cảnh tiền mất tật mang.

Sau 1 tháng sử dụng thuốc nam nói trên, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, sụt cân nên gia đình đã đưa đến cấp cứu tại viện. Qua quá trình thăm khám, bác sỹ nghi ngờ toan máu và tiến hành làm ngay khí máu tại nơi cấp cứu. Kết quả cho thấy pH 6,791 và HCO3 chỉ 3,4. Đây là chỉ số hiếm gặp ở cơ thể người bình thường.

Bệnh nhân được chỉ định lọc máu, sau 2 ngày điều trị tích cực và chăm sóc, người bệnh đã hết toan và dần hồi phục.

Bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc phenformin từ viên thuốc nam – thành phần thuốc đái tháo đường bị cấm cách đây 30 năm. Phenformin được phát hiện vào năm 1957 dùng để điều trị đái tháo đường. Tuy nhiên trong quá trình theo dõi, người ta nhận thấy phenformin mặc dù giúp kiểm soát đường huyết nhưng lại gây ra tác dụng phụ cực kỳ nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng, dẫn đến tử vong, đó chính là nhiễm acid lactic. Do đó, vào những năm 1970, phenformin dần bị hạn chế sử dụng, và bị cấm lưu hành ở Mỹ cũng như các nước khác vào tháng 11/1978. Mặc dù vậy, tại Việt Nam cũng như một vài nước châu Á khác, phenformin vẫn lén lút được sản xuất và lưu hành dưới dạng thuốc cặp điều trị đái tháo đường.

PGS.TS Hoàng Bùi Hải khuyến cáo: “Người bệnh tuyệt đối không nên nghe theo lời khuyên của những người không có chuyên môn, hay tin những lời quảng cáo trên internet, sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, bỏ dở điều trị, làm cho các biến chứng ngày càng nặng nề và có thể nhiễm lactic dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng”.

 

 

Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn