Ngủ bù có thể làm giảm những tác hại của việc thiếu ngủ trong nhiều ngày
Người bị đái tháo đường có nên ăn hạt methi?
Bước tiến mới trong điều trị đái tháo đường bằng liệu pháp tế bào
Không sớm thì muộn cũng cụt chân vì đái tháo đường không giữ
Những lưu ý khi tập thể dục cho người bệnh đái tháo đường
Gần đây, các nhà nghiên cứu Mỹ đã tiến hành một thử nghiệm với 19 người đàn ông trẻ khỏe mạnh để đánh giá ảnh hưởng của giấc ngủ đối với nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
TS. Broussard - tác giả nghiên cứu, đến từ Đại học Colorado Boulde (Mỹ) cùng các cộng sự đã khảo sát khả năng sử dụng hormone insulin của cơ thể để điều tiết lượng đường trong máu. Bởi như bạn biết, suy giảm chức năng insulin là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường type 2 do cơ thể không thể chuyển hóa đường máu thành năng lượng.
Cụ thể trong nghiên cứu, các tình nguyện viên chỉ được phép ngủ 4,5 giờ trong 4 đêm, từ đêm thứ 5 và 6, họ được ngủ bù với thời gian kéo dài trung bình lên tới 9,7 giờ. Qua 4 đêm thiếu ngủ, độ nhạy insulin của các tình nguyện viên đã giảm 23%. Thế nhưng, khi các tình nguyện viên được ngủ bù trong 2 đêm sau đó, họ phát hiện độ nhạy insulin của tình nguyện viên và lượng insulin cơ thể họ sản xuất đã trở lại bình thường.
Các tình nguyện viên được yêu cầu có một chế độ ăn uống kiểm soát calorie. Điều này là vì, khi con người thiếu ngủ sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn, từ đó có thể làm ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu.
TS. Josiane Broussard cho biết: “Thử nghiệm chỉ ra rằng, nếu bạn bị thiếu ngủ trong nhiều ngày, hãy cố gắng dành ra nhiều thời gian ngủ bù để giảm thiểu tối đa những tác hại của việc ngủ không đủ giấc”.
Đặc biệt, nghiên cứu là lời cảnh báo những người đang ở giai đoạn tiền đái tháo đường cần quan tâm hơn tới giấc ngủ để kiểm soát lượng đường trong máu. Tác giả cũng đặc biệt nhấn mạnh tới tầm quan trọng của chế độ ăn uống và sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ duy trì mức đường huyết luôn trong phạm vi an toàn.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Diabetes Care.
Bình luận của bạn