Bỗng nhiên ngứa mắt, có thể viêm kết mạc mùa Xuân

Viêm kết mạc mùa Xuân là bệnh thường gặp ở những người có cơ địa dị ứng

Bỗng nhiên... ngứa mắt, vì sao?

Vì sao mắt nhìn mờ sau khi điều trị viêm kết mạc?

Viêm kết mạc mùa xuân chữa thế nào?

Khốn khổ vì viêm kết mạc mùa xuân

Khổ sở vì viêm kết mạc mùa Xuân

Đến khám tại bệnh viện Mắt Trung ương, chị Nguyễn Thị Thương (Hoàng Mai, Hà Nội), cho biết mấy ngày gần đây chị thường xuyên bị ngứa mắt. Mỗi lần ngứa, chị lấy tay dụi mắt nhưng càng dụi lại càng ngứa nhiều hơn. Khi đi khám, bác sỹ chẩn đoán chị Thảo bị viêm kết mạc mùa Xuân.

Cũng đưa con đi khám vì mắt bị ngứa nhiều chị Lê Thu Huyền (Cầu Giấy) tâm sự: "Mỗi khi đi học về, con đều kêu với mẹ ngứa mắt. Mình có dùng nước muối sinh lý để rửa mắt cho con nhưng bé vẫn không đỡ. Ngứa nhiều quá, con lấy tay dụi mắt khiến hai mắt sưng lên.  Đưa con đến viện khám, mới biết con mình bị viêm kết mạc mùa Xuân. Bác sỹ bảo nếu để lâu con có thể bị giảm thị lực".

Theo bác sỹ Hoàng Cương – Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Mắt Trung ương, cho biết: “Viêm kết mạc mùa Xuân phần lớn xảy ra ở trẻ và có xu hướng tái phát theo chu kỳ Xuân – Hè. Viêm kết mạc mùa Xuân có thể ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập của trẻ”.

Viêm kết mạc mùa Xuân thường xảy ra trên những bệnh nhân có cơ địa dị ứng kèm theo các loại bệnh dị ứng khác của cơ thể như: Hen phế quản, viêm mũi dị ứng, dị ứng thức ăn, viêm da dị ứng. Có rất nhiều tác nhân gây dị ứng nhưng tùy thuộc vào cơ địa của từng người nên việc theo dõi và phát hiện người bệnh dị ứng với loại dị ứng nguyên nào là điều quan trọng để phòng và chữa bệnh. Khi đã có biểu hiện của dị ứng phải ngừng ngay tiếp xúc hoặc tránh tối đa sự tiếp xúc với dị nguyên.

Viêm kết mạc mùa Xuân thường gặp ở trẻ có cơ địa dị ứng

Tuyệt đối không dụi mắt

Viêm kết mạc mùa Xuân là bệnh lành tính, không gây mù lòa nhưng nhiều bệnh nhân chủ quan không biết bệnh họ dụi tay nhiều gây biến chứng. Tại bệnh viện, có nhiều bệnh nhân chỉ muốn dụi mắt cho đã cơn ngứa, chính vì vậy khi đến viện lòng đen bị loét trợt, đang ngứa chuyển sang đau nhức ghê gớm, tổn thương này có thể gây sẹo và giảm thị lực vĩnh viễn. 

Viêm kết mạc mùa Xuân là một bệnh mạn tính, kéo dài, dễ tái phát, vì vậy người bệnh cần đi khám khi thấy có các triệu chứng ngứa mắt, chảy nước mắt... và thường xuyên tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sỹ. Nếu bệnh nhân không khám điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến mù lòa. 

Bệnh nhân không tự ý dùng thuốc

Viêm kết mạc mùa Xuân là bệnh dị ứng nên bệnh nhân phải sử dụng các thuốc chống dị ứng. Khi những đợt viêm cấp tăng lên do thời tiết hoặc do các dị nguyên thì việc dùng phối hợp với các thuốc ức chế quá trình viêm là rất cần thiết. Tuy nhiên, các loại thuốc này phải được chỉ định của bác sỹ và người bệnh phải được bác sỹ theo dõi quá trình sử dụng thuốc. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc chống dị ứng, tùy từng trường hợp bác sỹ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc phù hợp. Khi bị tái phát bệnh, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý dùng lại đơn thuốc cũ.

Phòng bệnh như thế nào?

Bị dị ứng với dị nguyên nào, người bệnh cần tránh tiếp xúc với dị nguyên đó. Như nếu dị ứng với phấn hoa, bụi thì cần phải đeo kính mắt, đeo khẩu trang; Không nên trồng, cắm hoa xung quanh nhà; Khi dọn vệ sinh nhà cửa cần có phương tiện bảo hộ che chắn bụi….

Khi bị bụi, phấn hoa bay vào mắt phải dùng thuốc chống dị ứng nhỏ vào mắt rửa sạch các dị nguyên này. Dị ứng với lông thú vật thì không nên nuôi chó, mèo trong nhà… Người bệnh không nên dụi mắt khi ngứa và cần cần ghi nhớ phải dùng thuốc nhỏ mắt chống dị ứng mỗi ngày.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt