Người bệnh đái tháo đường có nên ngâm chân nước ấm không?

Ngâm chân nước ấm giúp bệnh nhân đái tháo đường dễ ngủ hơn (ảnh minh họa)

Một số biến chứng đái tháo đường tuy ít gặp nhưng rất đáng sợ

Người bị biến chứng đái tháo đường nên tập thể dục như thế nào?

Đái tháo đường bị mỏi chân tay, dùng TPCN Hộ Tạng Đường có cải thiện được không?

Đái tháo đường type 1 bị biến chứng có dùng được TPBVSK Hộ Tạng Đường?

Dược sỹ trả lời:
Chào bạn,
Lạnh bàn chân là tình trạng phổ biến ở người đái tháo đường hay tiểu đường, đặc biệt là khi nhiệt độ thấp và lượng đường trong máu cao đã làm giảm lưu thông máu đến bộ phận này. Bạn hỏi có nên ngâm chân nước ấm hay không, xin trả lời là điều đó sẽ tùy thuộc vào tình trạng bàn chân và cách bạn tiến hành ngâm như thế nào.
Không nên ngâm chân nước ấm khi có các vết thương hở, nhiễm trùng, lở loét hoặc vết thương chưa lành hẳn… Nước ấm sẽ làm cho tổ chức da ở các vết thương này bị mềm ra, tạo điều kiện cho vi khuẩn ăn sâu hơn. Điều đó sẽ làm cho tổn thương bàn chân nặng hơn và dẫn đến nguy cơ đoạn chi.
Ngược lại, nếu bàn chân lành lặn không có thương tích, bạn có thể ngâm chân để giảm tình trạng lạnh bàn chân và dễ ngủ hơn. Một giấc ngủ ngon cũng rất quan trọng nếu muốn kiểm soát tốt đường huyết.
Người bệnh đái tháo đường nên nhờ người nhà thử nước trước khi ngâm, tránh nước quá nóng gây tổn thương (Ảnh minh họa)
Những lưu ý khi ngâm chân:
- Thứ nhất, không ngâm chân nước quá nóng. Tốt nhất bạn nên dùng nhiệt kế đo nước hoặc nhờ người nhà kiểm tra nước trước khi ngâm. Khi mắc tiểu đường, cảm giác với nhiệt độ của bạn có thể bị sai, không nên tự mình kiểm tra nước. Nhiệt độ ngâm chân tốt nhất là 40 - 45 độ C.
- Sau khi đưa chân ra khỏi chậu nước, cần dùng khăn mềm thấm thật khô nước, đặc biệt là ở móng và các kẽ bàn chân. Môi trường ẩm ướt là cơ hội cho các loại nấm phát triển trên bàn chân. 
- Nếu nước ngâm chân có pha muối, bạn nên rửa lại chân một lần nữa với nước ấm (nhiệt độ 40 - 45 độ C), sau đó mới lau khô. Nếu không rửa lại, lượng muối còn bám trên da sẽ hút ẩm và có thể gây nấm ngứa.
- Trong thời tiết hanh hoặc nếu thấy da bị khô, nẻ, bạn nên dùng kem dưỡng ẩm như vaseline, dexeryl, Aquaphor… Lưu ý, bạn chỉ cần bôi một lớp mỏng kem dưỡng ở phần kẽ ngón chân vì vị trí này dễ phát sinh nấm. 
Cách phòng ngừa biến chứng bàn chân, đoạn chi do đái tháo đường:
Gốc rễ của biến chứng bàn chân do đái tháo đường là đường huyết không kiểm soát tốt và tổn thương thần kinh ở chân. Vì vậy, trước hết bạn cần kiểm soát tốt đường huyết bằng cách dùng thuốc theo đơn bác sỹ kê, kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp.
Cùng với đó, việc hạn chế và phục hồi tổn thương thần kinh ở bàn chân cũng rất quan trọng. Tổn thương thần kinh làm giảm cảm giác bàn chân và tạo thành các vết loét, nhiễm trùng, hoại tử… Sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ có thành phần chống oxy hóa thấm tốt vào mô thần kinh (như Alpha Lipoic Acid) kết hợp với các thảo dược ổn định đường huyết (như Nhàu, Hoài Sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử…) sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu này.
Chúc bạn sức khỏe!
Dược sỹ Lê Giang
TPCN Hộ Tạng Đường - hỗ trợ phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường
Với thành phần Hoài Sơn, Alpha lipoic acid, Mạch Môn, Câu kỷ tử, Nhàu, Hộ Tạng Đường là giải pháp hỗ trợ hiệu quả cho người bệnh tiểu đường type 1, type 2:
● Hỗ trợ phòng và cải thiện biến chứng.
● Hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết.
● Hỗ trợ giảm cholesterol máu.
Dùng Hộ Tạng Đường ngay hôm nay để biến chứng tiểu đường không còn là gánh nặng!
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bác sỹ ơi