- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
- Ổn định đường huyết
Chú ý tới chỉ số GI của thực phẩm sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn
Người bệnh đái tháo đường nên đo đường huyết lúc nào chính xác nhất?
Cách phòng ngừa biến chứng động mạch ngoại vi do đái tháo đường
Đái tháo đường type 2, biến chứng thận có nguy hiểm không?
Chế độ ăn uống cho người bệnh đái tháo đường với biến chứng thận
Trả lời:
Chào bạn!
GI là chữ viết tắt của “Glycemic Index”. Do đó, chỉ số GI là chỉ số chuyển hóa đường huyết của thực phẩm.
Theo đó, các loại thực phẩm sau khi ăn vào sẽ được cơ thể tiêu hóa, hấp thu vào máu và làm tăng đường huyết. Mức độ tăng đường huyết tùy thuộc vào số lượng thực phẩm ăn vào, hàm lượng và loại chất bột đường (carbohydrate, glucid), thành phần chất đạm, chất béo, chất xơ chứa trong thực phẩm, cách chế biến…
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh, trung bình hay chậm, các nhà khoa học phải chuẩn hóa thực phẩm với cùng một lượng chất bột đường là 50gr như nhau, đồng thời lấy đường glucose hay bánh mì trắng làm chuẩn với giá trị là 100, gọi là chỉ số chuyển hóa đường huyết (chỉ số GI).
Phân loại các nhóm thực phẩm theo chỉ số GI mà người bệnh đái tháo đường nên/không nên ăn cụ thể như sau:
- Nhóm thực phẩm có chỉ số GI > 70: Đây là nhóm thực phẩm có chỉ số chuyển hóa đường huyết cao (làm tăng đường huyết nhanh chóng). Nhóm thực phẩm này người bệnh đái tháo đường nên tránh. Các thực phẩm trong nhóm này bao gồm: Đường, mật ong, nước mía, bánh kẹo ngọt, hoa quả sấy khô, quả ngâm đường, thức uống có cồn…
- Nhóm thực phẩm có chỉ số GI từ 56 - 69: Đây là mức chỉ số chuyển hóa đường huyết trung bình, là nhóm thực phẩm người bệnh đái tháo đường cần hạn chế. Các thực phẩm trong nhóm này bao gồm: Bánh mì, bánh ngọt, khoai tây, bánh từ bột gạo, nước uống có đường, dứa, cam, sữa chua có đường…
- Nhóm thực phẩm có chỉ số GI < 55: Đây là mức chỉ số chuyển hóa đường huyết thấp (làm tăng đường huyết chậm). Người bệnh đái tháo đường nên ăn nhóm thực phẩm này, bao gồm: Gạo lứt, sữa tách béo, sữa chua không đường, nước táo, đậu trắng, đậu nành, đậu phộng, tất cả các loại cá…
Ngoài ra, để ổn định được chỉ số đường huyết, phòng ngừa được các biến chứng lên tim, mắt, thận, thần kinh do biến chứng đái tháo đường gây ra, người bệnh đái tháo đường có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược như câu kỷ tử, nhàu, hoài sơn, mạch môn.
Chúc gia đình bạn nhiều sức khỏe!
Dược sĩ Lê Giang
TPBVSK Hộ Tạng Đường - hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường
Nhờ kết hợp 4 thảo dược Mạch môn, Câu kỷ tử, Hoài sơn, Nhàu với hoạt chất Alpha lipoic acid, TPBVSK Hộ Tạng Đường là giải pháp hỗ trợ chuyên biệt cho biến chứng đái tháo đường, đồng thời hỗ trợ ổn định đường huyết và giảm cholesterol máu.
Sản phẩm được nhiều người bệnh đái tháo đường tin dùng từ năm 2008.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0981 238 218 - 0243 775 9865
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn