Bị đáo tháo đường ăn táo tàu được không?

Táo tàu khô có khiến đường huyết tăng không?

Cách phòng ngừa xơ vữa động mạch ở người đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường có thể ảnh hưởng tới thính lực như thế nào?

7 loại trái cây bạn không nên bỏ lỡ trong mùa Đông

5 trái cây giúp bạn ngủ ngon giấc

Quả táo tàu, còn được gọi là quả chà là đỏ hay táo Trung Quốc, có nguồn gốc từ Nam Á. Khi chín, táo tàu có màu đỏ sẫm hoặc tím và có thể hơi nhăn. Táo tàu có hương vị ngọt ngào và thường được sấy khô để sử dụng như các loại mứt, bánh kẹo và món tráng miệng ở các vùng của châu Á. Trong y học, táo tàu cũng được chứng minh có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Dinh dưỡng trong táo tàu

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (United States Department of Agriculture hay USDA), khoảng 100gram táo tàu (khoảng 3 quả) có 79calo và 20gram carbohydrate. Theo Văn phòng bổ sung chế độ ăn uống (ODS) của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), khẩu phần này cũng chứa lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể và cung cấp các chất chống oxy hóa chống lại sự lão hóa.

Ngoài ra, chuyên gia dinh dưỡng Shanthi Appelö của tổ chức Blue Cross Blue Shield of Michigan (Hoa Kỳ) cho biết thêm: Các vitamin nhóm B và khoáng chất như sắt và phosphor cũng được tìm thấy trong quả táo tàu.

Bệnh đái tháo đường ăn táo tàu được không?

Appelö cho biết: Do có hàm lượng chất xơ cao nên táo tàu là trái cây tốt cho người đái tháo đường. Táo tàu giàu chất xơ hơn với các loại trái cây khác. So cùng khẩu phần với chuối, táo tàu có lượng chất xơ gấp 3 lần. Chất xơ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa vì vậy ít ảnh hưởng ngay lập tức đến đường trong máu của bạn. Chất xơ cũng giúp bạn no hơn các loại carbohydrate khác và có lợi cho quá trình tiêu hóa.

Nếu ăn táo tàu khô, bạn nên ăn ít hơn

Nếu ăn táo tàu khô, bạn nên ăn ít hơn

So với táo tàu tươi, táo tàu khô có xu hướng chứa nhiều đường hơn. Do đó, bạn cần chú ý đến lượng táo tàu bạn ăn. Người bệnh đái tháo đường có thể ăn táo tàu an toàn bằng cách:

- Thêm 1-2 quả táo tàu khô vào hỗn hợp hạt và trái cây sấy khô (trail mix).

- Thêm 1 quả táo tàu khô lên trên món yến mạch nướng.

- Đối với táo tàu tươi, bạn có thể cắt nhỏ và thêm vào món salad, bột yến mạch hoặc sữa chua.

Một số lưu ý khác

Nhìn chung, trái cây có xu hướng trở thành nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể. Nhưng người bệnh đái tháo đường cần đặc biệt chú ý về hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi khẩu phần ăn để phòng ngừa tăng đường huyết.

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association hay ADA), người đái tháo đường nên ăn trái cây tươi, trái cây đông lạnh hoặc trái cây đóng hộp không thêm đường. Khi chọn trái cây đóng hộp, bạn nên tìm sản phẩm không có đường bổ sung.

Người bệnh đái tháo đường cũng cần chú ý đến lượng carbohydrate nạp vào, không ăn và uống quá nhiều trái cây sấy khô và nước ép trái cây bởi có lượng carbohydrate cao có thể làm tăng đường huyết. Nước ép cũng không mang lại chất xơ tốt cho cơ thể như khi bạn ăn trái cây nguyên trái.

Ngoài ra, để ngăn ngừa tăng đường huyết, bạn có thể kết hợp trái cây với protein và chất béo. Chẳng hạn như ăn 1 quả chuối với bơ đậu phộng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong máu của bạn như ăn riêng một quả chuối. Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, thêm một số protein vào các món trái cây cũng sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn như kết hợp phô mai sợi, sữa chua nguyên chất hoặc bơ hạnh nhân với trái cây.

 
Nguyễn Thanh (Theo Live Strong)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp