- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
- Ổn định đường huyết
Có nhiều thời điểm trong ngày người bệnh đái tháo đường nên tiến hành đo đường huyết
Chế độ ăn uống cho người bệnh đái tháo đường với biến chứng thận
Bị đái tháo đường kèm bệnh tim, không dùng thuốc được không?
Mù lòa, suy thận do biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường ảnh hưởng thế nào tới đôi mắt của bạn?
Người bệnh đái tháo đường cần đo đường huyết vào lúc nào?
Thông thường, tần suất người bệnh đái tháo đường cần đo đường huyết có thể phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
- Dạng bệnh đái tháo đường bạn mắc.
- Bạn có phải tiêm insulin hay dùng các loại thuốc kiểm soát đái tháo đường khác hay không?
Những người bệnh đái tháo đường kiểm soát tốt bệnh, không phải tiêm insulin có thể không cần đo đường huyết quá thường xuyên. Tuy nhiên, tốt hơn hết bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định tần suất cần đo đường huyết phù hợp nhất với mình trong ngày.
Với người bệnh đái tháo đường type 1
Người bệnh đái tháo đường type 1 sẽ cần đo đường huyết khá thường xuyên, đặc biệt là các thời điểm gần bữa ăn. Cụ thể như sau:
- Trước khi ăn sáng, ăn trưa và ăn tối.
- Từ 2 - 3 giờ sau mỗi bữa ăn.
Với người bệnh đái tháo đường type 2
Người bệnh đái tháo đường type 2 đang phải dùng thuốc tiêm insulin sẽ phải đo đường huyết thường xuyên hơn. Tần suất đo đường huyết có thể lên tới 4 lần/ngày, vào các thời điểm sau:
- Khi mới thức dậy (đường huyết lúc đói).
- Trước các bữa ăn.
- 2 giờ sau các bữa ăn.
- Khi đi ngủ.
Người bệnh đái tháo đường type 2 kiểm soát tốt được tình trạng bệnh có thể không cần đo đường huyết quá thường xuyên.
Dựa theo loại thuốc bạn đang sử dụng
Nhiều người bệnh đái tháo đường sẽ phải dùng thuốc uống hoặc tiêm insulin, kết hợp sử dụng cùng các thảo dược như câu kỷ tử, nhàu, hoài sơn, mạch môn để hạ đường huyết. Trong trường hợp này, các bác sĩ có thể đề nghị bạn cần theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên hơn.
Làm sao đo đường huyết cho kết quả chính xác nhất?
- Chắc chắn rằng máy đo đường huyết của bạn đã được làm sạch, sẵn sàng sử dụng.
- Giữ hộp đựng que thử đường huyết khô ráo. Que thử bị ẩm có thể dẫn tới hỏng hóc, không thể đo đường huyết chính xác.
- Rửa tay thật sạch với xà phòng và nước ấm, sau đó lau khô tay trước khi chích máu. Tránh dùng cồn lau tay vì có thể gây khô da khá nhanh.
- Có thể massage ngón tay nhẹ nhàng để kích thích máu tới đầu ngón tay, giúp việc chích máu dễ dàng hơn.
Vi Bùi (Theo Verywellhealth/CDC Mỹ)
TPBVSK Hộ Tạng Đường - hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường
Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với hoạt chất Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm uy tín, được nhiều người bệnh đái tháo đường tin dùng từ năm 2008.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Đừng để biến chứng đái tháo đường trở thành gánh nặng trong cuộc sống của bạn!
Tìm hiểu ngay về TPBVSK Hộ Tạng Đường TẠI ĐÂY.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Địa chỉ: Số 19A Ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn