Sốt phát ban thường gây mệt mỏi và ngứa ngáy cho người bệnh
Sốt phát ban và sởi khác nhau như thế nào?
Tháng 1/2015: Ghi nhận 133 ca sốt phát ban nghi sởi
Hà Nội: Nhiều trẻ sốt phát ban nghi sởi
Cần thơ: Dịch sốt phát ban dạng sởi diễn biến phức tạp
Sốt phát ban là gì?
Bệnh sốt phát ban (hay còn gọi là sốt siêu vi) tuy không nguy hiểm và bạn có thể bình phục chỉ trong 3 - 5. Đây là căn bệnh do siêu vi HHV6 (Human Herpes 6) hoặc HHV7 (Human Herpes 7) gây ra. Thời gian ủ bệnh từ lúc bạn tiếp xúc siêu vi gây bệnh đến lúc có triệu chứng thường là khoảng 1 - 2 tuần. Trước khi điều trị sốt phát ban ở người lớn, bạn cần nắm rõ các triệu chứng của bệnh.
Các triệu chứng của sốt phát ban
Sốt: Thường cơn sốt đến bất thình lình và cao, hơn 39,5 độ C. Các cơ sốt có thể gây sổ mũi và hơi đau họng.
Nổi đỏ: Những vết ban thường bắt đầu xuất hiện ở các vùng lưng, ngực, bụng, sau đó lan lên mặt hoặc xuống chân. Ngoài ra, bạn có thể gặp các triệu chứng khác như chán ăn, tiêu chảy, sưng mí mắt… khiến bạn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi.
Cần lưu ý gì khi bị sốt phát ban
- Hạ sốt: Ngay khi thấy thân nhiệt tăng đột ngột, bạn nên tìm cách hạ sốt ngay bằng cách chườm khăn mát hoặc uống thuốc hạ sốt (nếu có).
- Giữ cơ thể sạch sẽ: Vệ sinh thân thể hằng ngày bằng cách lau rửa người nhanh bằng nước muối ấm. Nhiều người thường kiêng nước kỹ nhưng nếu không vệ sinh cơ thể bạn sẽ dễ bị viêm nhiễm.
Khi bị sốt phát ban cần bổ sung nhiều dưỡng chất và viatmin C cho cơ thể
- Bổ sung vitamin C: khi bị nhiễm bệnh sốt phát ban bạn cần phải uống nhiều nước đặc biệt bổ sung nhiều vitamin C, nước cam, chanh...để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Nghỉ ngơi: Với những người bị sốt phát ban nên điều trị và nghỉ ngơi ở nhà để tránh không lây bệnh cho những người xung quanh.
Sốt phát ban ở người lớn cần kiêng gì?
Bị sốt phát ban không nên kiêng tắm
+ Thận trọng khi tắm: Khi bị sốt phát ban cơ thể người bệnh còn đang yếu vì vậy việc tắm rửa phải hết sức thận trọng nếu không thì có thể sẽ khiến trẻ bị cảm hoặc chuyển biến sang một loại bệnh khác. Không tắm bằng nước lạnh hoặc tắm quá lâu. Nên tắm bằng nước ấm, có thể thêm vài hạt muối. Sau khi tắm xong, dùng khăn sạch lau khô từng bộ phận cơ thể trước khi mặc áo.
+ Không ở những nơi tù túng khó chịu, hãy vệ sinh nơi ở và luôn để thoáng nơi người bệnh nằm và mặc quần áo thoải mái, dễ chịu.
+ Kiêng ăn những món ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ. Nên ăn nhiều thức ăn dễ tiêu hóa, chia thành nhiều bữa ăn và ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung thêm nước, vitamin C và E. Có nhiều trong rau củ quả như cam, chanh, ổi…
Người mắc bệnh lưu ý không nên nghe theo quan niệm sai lầm dân gian là phải kiêng gió, kiêng nước, kiêng ăn vì khi không vệ sinh cơ thể sạch sẽ rất khó hạ sốt. Kiêng ăn làm sức đề kháng kém và dễ bị nhiễm trùng.
Bình luận của bạn