- Chuyên đề:
- Cẩm nang phòng bệnh giao mùa
Bàn chân phần đặc biệt giữ ấm trong mùa đông
Lạnh chân tay – dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp
Nguyên nhân nào khiến bạn bị lạnh chân khi đi ngủ?
Phương pháp cứu ngải trị chứng lạnh chân, tay
Bé bị lạnh chân tay, ra mồ hôi nhiều là bệnh gì?
Chứng xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch là hiện tượng các chất béo, cholesterol và các chất khác lắng đọng vào thành mạch (gọi là mảng xơ vữa) gây hẹp lòng mạch, cản trở dòng máu lưu thông. Xơ vữa động mạch ở mạch chi dưới có thể khiến chân lạnh do không đủ máu nuôi dưỡng. Người cao tuổi, người bị tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch.
Đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường không trực tiếp gây ra triệu chứng lạnh bàn chân. Tuy nhiên, ở những người mắc bệnh lý thần kinh do đái tháo đường, các dây thần kinh ngoại biên ở tứ chi có thể bị tổn thương. Biến chứng này có thể khiến dây thần kinh cảm giác ở bàn chân không thể cảm nhận nhiệt độ. Ngoài ra, lượng đường trong máu cao cũng cản trở lưu thông máu, khiến bàn chân bị lạnh.
Bệnh Raynaud
Hội chứng Raynaud khiến bàn chân chuyển sang màu trắng, cảm giác lạnh cóng
Hội chứng Raynaud là một hội chứng hiếm gặp khiến mạch máu ở tay, chân thu co lại để đối phó nhiệt độ thấp. Điều này có thể làm cho cả tay và chân cảm thấy lạnh, đồng thời chuyển sang tím tái và nhợt nhạt. Hội chứng này có thể di truyền và thường gặp ở người sống ở vùng lạnh, đặc biệt là phụ nữ.
Tổn thương dây thần kinh ngoại biên
Tổn thương ở các dây thần kinh cảm giác cũng là nguyên nhân khiến bàn chân của bạn bị lạnh. Trong trường hợp này, ngoài lạnh chân người bệnh còn cảm thấy tê chân hoặc có cảm giác như kim châm dưới da. Người mắc bệnh về gan, thận có nguy cơ cao tổn thương dây thần kinh ngoại biên.
Thiếu máu
Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu, nguyên nhân phổ biến nhất là do thiếu sắt. Thiếu máu có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có thiếu hồng cầu mang oxy để duy trì nhiệt độ ở bàn chân. Do đó, vào mùa Đông, bạn cần ăn uống điều độ và bổ sung các vi chất cần thiết cho cơ thể như sắt, vitamin B1, B2.
Nếu bạn nghi ngờ tình trạng hai bàn chân lạnh là do bệnh lý, hãy đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tiếp xúc với môi trường lạnh
Sau khi loại trừ các nguyên nhân về sức khỏe, thời tiết mùa Đông có thể là yếu tố khiến bàn chân lạnh cóng. Người sống hoặc làm việc trong môi trường nhiệt độ thấp có nguy cơ bị tê cóng bàn chân, nếu kéo dài có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho tay và chân.
Ngâm chân với nước ấm giúp cải thiện tuần hoàn máu, giữ ấm bàn chân
Bạn có thể tham khảo các biện pháp sau để giữ ấm cơ thể cũng như bàn chân khi trời lạnh:
- Tập thể dục thường xuyên: Vận động giúp cải thiện lưu thông máu, giúp cơ thể và bàn chân ấm ấp hơn. Lưu ý, vào mùa đông bạn không nên tập những bài tập quá sức, tránh ra nhiều mồ hôi dẫn đến mất nhiệt, mất nước.
- Mặc đủ ấm: Lựa chọn những loại tất dày dặn, che đủ cao để chân không tiếp xúc với gió lạnh. Tất làm từ chất liệu thoáng khí, mềm mại như cotton cũng giúp hạn chế hiện tượng bí hơi và chân đổ mồ hôi.
- Ngâm chân với nước ấm: Ngâm bàn chân trong nước ấm (khoảng 40 độ C), có thể cho thêm chút muối và vài lát gừng tươi trong khoảng 20 phút.
- Xoa bóp chân: Xoa bóp chân với tinh dầu giúp cải thiện dòng máu đến bàn chân, giúp chân không bị tê cóng do thời tiết lạnh.
- Dùng túi sưởi: Trước khi đi ngủ, bạn có thể dùng túi sưởi để làm ấm đôi chân. Bạn nên lựa chọn túi sưởi chất lượng cao, không bị rò rỉ và lót thêm một chiếc khăn hay miếng vải trước khi kê chân lên túi sưởi. Bạn không nên sử dụng túi sưởi khi đang cắm điện.
Bình luận của bạn