Cha mẹ cần thận trọng khi dùng phấn rôm cho trẻ
Mi dài, dày, đẹp nhờ... phấn rôm
Trẻ bị rôm sảy, càng bôi phấn rôm càng nặng?
Dùng phấn rôm làm sạch "vùng kín" có nguy cơ ung thư buồng trứng
Trẻ bị rôm sảy phải làm sao?
Ngộ độc khi hít phải phấn rôm
Phấn rôm là sản phẩm có dạng bột mịn, với thành phần chính là talc nghiền mịn. Loại bột này không tan trong nước và không bị phân hủy bởi vi khuẩn. Bột phấn rôm có đặc tính mịn, nhẹ nên rất dễ phát tán trong không khí. Trong quá trình mẹ dùng phấn rôm, trẻ có thể hít phải loại bột này. Do bột không tan trong nước nên sẽ bám vào khí quản, gây tắc đường thở, thiếu oxy và cản trở hoạt động nhung mao hô hấp. Nguy hiểm hơn, nếu hít phải phấn rôm lâu ngày còn có thể gây “bệnh bụi phổi” do thành phần bột talc, silica và amiang tích tụ lâu ngày trong phổi, gây xơ hóa mô kẽ và tạo các u hạt. Khi trẻ hít phải nhiều phấn rôm sẽ gây ra tình trạng nghẽn đường thở.
Phấn rôm có thể gây tắc đường thở, suy hô hấp ở trẻ nếu hít phải
Gây hại vùng kín
BS Lê Thị Kim Dung - Trưởng Phòng khám Sản phụ khoa - Nam khoa, Trung tâm Y khoa Thái Hà, cho hay: “Sử dụng phấn rôm thoa vào vùng kín nguy hại hơn bạn tưởng rất nhiều. Phấn rôm có thể gây ra dị ứng, viêm nhiễm vùng kín mà biểu hiện đặc trưng nhất là ngứa âm đạo, âm đạo có mùi khó chịu... do phấn rôm làm cơ quan sinh dục bị bí, không thoáng, không thoát mồ hôi. Nếu sử sựng phấn rôm thoa và vùng kín lâu ngày thì phấn rôm sẽ phát tán rộng vào trong tử cung, buồng trứng, các hóa chất bám vào khu vực này gây dị ứng và trong thời gian dài, có thể dẫn tới ung thư".
Theo các bác sỹ, cha mẹ tuyệt đối không dùng phấn rôm bôi vào âm đạo cũng như vùng bụng dưới, nhất là với các bé gái bởi các hạt bụi phấn li ti có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây viêm nhiễm cho bé.
Gây viêm da nặng hơn
Không nên sử dụng phấn rôm cho trẻ bởi phấn rôm không có tác dụng trị rôm sảy như mọi người nghĩ, thậm chí còn làm bít lỗ chân lông của trẻ, làm các bệnh hăm da, viêm da nặng hơn khi không dùng.
Theo TS.BS Ngô Hồng Phong – Chuyên khoa Da liễu, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc: “Trước đây, người ta hay dùng phấn rôm để làm dịu mát da cho trẻ và trị hăm da. Tuy nhiên, hiện nay các chuyên gia đều khuyến cáo không nên dùng phấn rôm. Trẻ bị rôm do nóng, vì vậy các mẹ chỉ nên cho bé mặc đồ thoáng, cho bé ăn các thực phẩm mát. Nếu dùng phấn rôm thì chọn những sản phẩm uy tín và chỉ nên bôi vào phần lưng, tay... tuyệt đối không vào vùng bụng dưới trở xuống”.
Khi dùng không nên đổ trực tiếp phấn rôm lên da mà dốc phấn rôm nhẹ nhàng ra lòng bàn tay rồi thoa từ từ lên người trẻ ở những nơi có rôm và có khả năng có rôm, không dùng bông để thoa chấm vì như vậy sẽ làm tung bột phấn, khiến trẻ dễ hít phải. Sau khi sử dụng phải đậy nắp lại cẩn thận, để nơi khô ráo và xa tầm tay trẻ.
Bình luận của bạn