Nguyên nhân gây các bệnh phụ khoa sau sinh

Phụ nữ sau sinh dễ bị mắc bệnh phụ khoa

Các bệnh phụ khoa thường gặp sau sinh và cách phòng tránh

Mắc bệnh phụ khoa khi đang có bầu phải làm sao?

Nguy cơ mắc bệnh phụ khoa trong mùa hè chị em cần biết

3 bệnh phụ khoa nguy hiểm ở tuổi mãn kinh

Biểu hiện của viêm nhiễm phụ khoa sau sinh

Các bệnh phụ khoa phụ nữ sau sinh thường mắc phải là: Viêm âm đạo, viêm phần phụ, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm vòi trứng, viêm ống dẫn trứng… Hầu hết các bệnh này đều do nấm, vi khuẩn, virus, trùng roi… xâm nhập và gây những tổn thương cho các bộ phận bên trong vùng kín.

Khi bị viêm nhiễm phụ khoa sau sinh, chị em có thể có các dấu hiệu dưới đây: Rối loạn kinh nguyệt, khí hư ra nhiều, vùng kín luôn ngứa ngáy và khó chịu, đau bụng dưới, đau vùng chậu, đau khi quan hệ tình dục và giảm ham muốn tình dục.

Viêm nhiễm phụ khoa khiến chị em bị giảm ham muốn

Tốt nhất, sau khi sinh, nếu chị em thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường thì nên đến các các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tự ý dùng thuốc hay điều trị viêm nhiễm phụ khoa muộn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến vô sinh thứ phát.

Nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa sau sinh

Tổn thương tại vùng kín trong quá trình sinh đẻ: Sau khi sinh, vùng kín của phụ nữ sẽ chịu nhiều tổn thương do phải rạch tầng sinh môn. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, nấm men gây viêm nhiễm phụ khoa phát triển.

Để tránh bệnh phụ khoa sau sinh do rạch tầng sinh môn, sản phụ nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín. Nếu sau khi xuất viện về nhà, vết khâu bị đau nhức thì chị em nên đi khám vì có thể đang bị dị ứng vết khâu hoặc đã bị nhiễm trùng.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ giúp giảm viêm nhiễm phụ khoa

Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: Sau sinh, dù sinh thường hay sinh mổ thì chị em cũng bị ra sản dịch rất nhiều. Chất dịch ở âm đạo tiết ra nhiều nên sẽ khiến cho âm đạo luôn trong tình trạng ẩm. Trong thời điểm này, nếu không chú ý vệ sinh hoặc vệ sinh không đúng cách thì các vi khuẩn và nấm sẽ sinh sôi nảy nở và gây các bệnh phụ khoa.

Để tránh viêm nhiễm phụ khoa sau sinh, bạn nên vệ sinh vùng kín đúng cách. Nên cố gắng thay băng vệ sinh ít nhất 4 tiếng/lần. Khi vệ sinh vùng kín, bạn nên dùng nước ấm hoặc sản phẩm vệ sinh có nguồn gốc tự nhiên, không gây kích ứng. Sau khi vệ sinh, nên dùng bông hoặc khăn mềm thấm nhẹ. Chị em tuyệt đối không dùng khăn ướt hoặc giấy vệ sinh có mùi để lau vì hóa chất trong các loại khăn, giấy này có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa sau sinh. Nên giặt sạch quần lót và phơi ở những nơi nhiều nắng; Tốt nhất nên sử dụng loại quần lót rộng rãi và được làm từ chất liệu cotton để vùng kín luôn được khô thoáng.

Sức đề kháng của phụ nữ bị suy giảm sau khi sinh: Sau khi sinh, sức đề kháng của chị em thường giảm đi. Sức đề kháng giảm kèm theo việc cơ quan sinh dục bị tổn thương đã tạo điều kiện cho nhiều tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm, trùng roi… tấn công bộ phận sinh dục và gây viêm nhiễm phụ khoa sau sinh.

Sức đề kháng của chị em thường bị suy giảm sau khi sinh

Để tăng cường sức đề kháng và giúp ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa sau sinh, chị em nên có chế độ ăn uống khoa học với đầy đủ 4 nhóm chất protein, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.

Quan hệ tình dục sớm: Sau khi sinh, cơ quan sinh dục của phụ nữ bị tổn thương. Do vậy, phải cần một khoảng thời gian nhất định để phục hồi như trước. Do vậy, quan hệ tình dục quá sớm có thể tác động đến vết thương và gây nhiễm trùng, tạo cơ hội cho các bệnh phụ khoa phát triển. Thông thường, các bác sỹ khuyến cáo sản phụ chỉ nên quan hệ vợ chồng sau khi bộ phận sinh dục trở lại bình thường và khi cơ thể đã hoàn toàn sẵn sàng.

Đối với phụ nữ sinh thường, có thể quan hệ tình sau 6 – 8 tuần sau khi sinh. Nếu thấy sức khỏe chưa ổn định và chưa hết sản dịch thì vẫn nên tránh quan hệ tình dục. Nếu sau khi sinh, sản phụ bị viêm nhiễm, sốt, các bộ phận sinh dục phục hồi chậm thì nên đợi sau khi lành bệnh mới quan hệ tình dục.

Xem thêm: Nguyên nhân gây ra các bệnh phụ khoa sau sinh và cách phòng tránh


Suy giảm nội tiết tố: Khi mang thai, nồng độ hormone estrogen và progestrone tăng lên để tuyến sữa và thai phát triển. Hai hormone này cũng giúp nới rộng tầng sinh môn và khung xương chậu để đứa trẻ có thể ra ngoài dễ dàng. Tuy nhiên, sau khi sinh, hàm lượng estrogen và progesterone và các hormone khác sẽ sụt giảm nhanh chóng. Sự suy giảm hormone này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn khiến sản phụ gặp nhiều vấn đề như nám da, rụng tóc, khô hạn sau sinh. Hormone estrogen giúp cho âm đạo tiết nhiều chất nhờn hơn. Do đó, nếu cơ thể không sản sinh đủ estrogen thì âm đạo có thể bị khô và làm cho môi trường acid của âm đạo bị ảnh hưởng. Đây là điều kiện cho vi khuẩn, nấm men, trùng roi phát triển. Do vậy, chị em dễ bị viêm nhiễm phụ khoa. 

Để giảm nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa sau sinh, chị em nên thực hiện các biện pháp tự nhiên giúp cân bằng nội tiết tố. Chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với việc tập luyện thể dục thể thao điều độ là những phương pháp phòng tránh suy giảm estrogen sau sinh hiệu quả.

Chị em nên ăn nhiều sữa chua, hoa quả và các loại thực phẩm giàu chất xơ để hỗ trợ điều trị các bệnh phụ khoa sau sinh. Nên hạn chế hoặc tránh ăn các loại thực phẩm có vị cay, nóng, các chất kích thích như rượu và caffeine, vì chúng sẽ khiến vùng kín thêm nóng và ẩm, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.

Phụ nữ sau sinh nên hạn chế ăn thực phẩm cay nóng

Chị em cũng nên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể vì nước giúp thúc đẩy quá trình sản sinh estrogen nội sinh trong cơ thể. Ngoài nước lọc, bạn có thể uống nước ép trái cây tươi, trà thảo mộc…

Ngày nay, với sự tiến bộ của y học, có rất nhiều phương pháp để bù đắp nội tiết tố nữ bị thiếu hụt. Một trong số đó là liệu pháp hormone thay thế (HRT). Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, liệu pháp hormone thay thế làm tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư tử cung và ung thư buồng trứng ở phụ nữ và không phải ai cũng sử dụng được.

Vậy làm thế nào để bổ sung nội tiết tố cho cơ thể mà không gây ra các tác dụng phụ như liệu pháp hormone thay thế nói trên?

Theo các nhà khoa học, chị em có thể bổ sung nội tiết tố bằng cách sử dụng các thực phẩm giàu estrogen như mầm đậu nành, hạt lanh, củ từ, ngũ cốc nguyên hạt, củ cải đỏ…

Đậu nành là thực phẩm giàu estrogen

Trong các loại thực phẩm có chứa estrogen thảo dược thì đậu nành là thực phẩm có chứa lượng estrogen nhiều nhất. Trong đậu nành có chứa isoflavone. Đây là hoạt chất có cấu trúc gần giống với estrogen nội sinh trong cơ thể. Tuy nhiên, sự chuyển hóa isoflavone đậu nành trong đường tiêu hóa thành dạng dễ hấp thu hơn, có hiệu quả tốt hơn phụ thuộc vào một loại vi khuẩn đặc biệt trong ruột non (probiotics) cũng như lượng chất xơ có trong chế độ ăn. Do vậy, khi bổ sung isoflavone bạn cần lưu ý một số điều sau: Bổ sung chất xơ, lợi khuẩn probiotics trong chế độ ăn và nên uống vào một thời điểm nhất định trong ngày.

Bộ đôi lợi khuẩn và isoflavone (tinh chất mầm đậu nành) chính là “chìa khóa” giúp chị em cân bằng nội tiết tố sau sinh.

 Thanh Tú H+

Kinh nguyệt không đều dùng Đông y hay Tây y? - Ảnh 7Gợi ý thực phẩm bảo vệ sức khỏe Y Xuân: Cân bằng nội tiết - Duy trì tuổi xuân

Thành phần: Mỗi viên nang chứa Lactobacillus acidophilus và Lactobacillus rhamnosus ≥ 108 CFU, cao Đương quy 40mg, cao Thục địa 40mg, cao Bạch thược 25mg, cao Xuyên khung 25mg, Alpha Lipoic Acid 25mg, Soy Isoflavones 25mg, Selen 5 µg.

Công dụng: Bổ huyết, hỗ trợ cân bằng nội tiết tố, giúp chống lão hóa và tăng cường sức khỏe.

Đối tượng sử dụng: phụ nữ trên 18 tuổi; Phụ nữ suy giảm nội tiết tố; Phụ nữ sau sinh, sau sảy thai, cơ thể suy nhược; Phụ nữ thiếu máu, kinh nguyệt không đều, da xanh xao, da dẻ xấu, gầy khô, thiếu sức sống.

XNQC: 01898/2017/ATTP-XNQC

Webstite: http://yxuan-tredep.vn/

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nâng niu sức sống tự nhiên