- Chuyên đề:
- Nâng niu sức sống tự nhiên
Hôi miệng ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao tiếp hàng ngày
7 loại thực phẩm dễ gây hôi miệng sau khi ăn
Mẹo nhanh chóng loại bỏ mùi hôi miệng do hành, tỏi
Sâu răng là “thủ phạm” gây hôi miệng?
Cách xử trí khi viêm amidan gây đau họng, hôi miệng
Nguyên nhân gây hôi miệng
Chứng hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi. Một nghiên cứu tổng quan dựa trên 13 bài báo về y khoa đã phát hiện ra rằng, chứng hôi miệng ảnh hưởng đến khoảng 31,8% dân số.
Nguyên nhân phổ biến nhất của chứng hôi miệng là do vệ sinh răng miệng không tốt. Nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách - như đánh răng, dùng chỉ nha khoa và sử dụng nước súc miệng thường xuyên - vi khuẩn có hại sẽ xâm nhập vào miệng và sinh sôi không kiểm soát được. Điều này dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe răng miệng như chứng hôi miệng, sâu răng và các bệnh về nướu.
Bên cạnh đó, một số tình trạng khác cũng có thể gây hôi miệng như:
- Khô miệng.
- Ung thư miệng hoặc hầu họng.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
- Sỏi amidan.
- Bệnh nướu răng.
- Đái tháo đường, bệnh gan, thận…
Hôi miệng có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, mức độ nặng nhẹ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Chứng hôi miệng không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý cũng như giao tiếp hàng ngày của bạn. Do đó, bạn nên tìm cách khắc phục và phòng ngừa hôi miệng sớm nhất, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống.
Cách phòng ngừa hôi miệng
Vệ sinh răng miệng đúng là cách tốt nhất để giữ cho hơi thở của bạn luôn thơm tho và sạch sẽ. Đây là một số nguyên tắc chung:
- Chải răng 2 lần/ngày, mỗi lần ít nhất 2 phút và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa khỏi răng. Hãy nhớ làm sạch lưỡi bằng bàn chải hoặc dụng cụ cạo lưỡi.
- Thường xuyên đến gặp nha sỹ để kiểm tra và làm sạch răng miệng. Đối với một số người, có thể là 6 tháng/ lần. Tuy nhiên, với những người có vấn đề về sức khỏe răng miệng trước đó, cần thăm khám thường xuyên hơn.
- Uống đủ nước để giúp chống khô miệng.
- Tăng cường sản xuất nước bọt bằng cách sử dụng kẹo cao su không đường, ngậm kẹo không đường hoặc ăn những thực phẩm lành mạnh đòi hỏi phải nhai nhiều.
- Tránh rượu, caffeine và các sản phẩm thuốc lá vì chúng có thể làm khô miệng của bạn.
Ngoài ra, xu hướng sử dụng thảo dược trong việc loại bỏ hôi miệng cũng đang được nhiều người lựa chọn bởi sự an toàn và lành tính.
Cải thiện chứng hôi miệng từ thảo dược thiên nhiên
Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng, đông y từ lâu đã có nhiều bài thuốc thảo dược hỗ trợ cải thiện vấn đề hôi miệng, điển hình trong số đó là bài thuốc chứa thành phần sáp ong trong cồn và chiết xuất từ cùi quả cau.
Sáp ong chứa thành phần keo ong (propolis) cùng với hơn 200 loại vitamin và khoáng chất có công dụng kháng khuẩn, loại bỏ những vi sinh vật thường gây bệnh trong khoang miệng dẫn đến hôi miệng.
Nghiên cứu tại Trung Quốc đã chứng minh rằng, trong cùi quả cau chứa hơn 59 hợp chất như: Alkaloid, flavonoid, acid béo... có tác dụng tăng cường dinh dưỡng cho nướu, lợi; Kháng khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa tình trạng hôi miệng, giúp hơi thở thơm mát.
Vì vậy, chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng dung dịch súc miệng có chứa thành phần thảo dược từ sáp ong, cùi quả cau để hỗ trợ cải thiện tình trạng hơi thở có mùi, lấy lại sự tự tin khi giao tiếp, sinh hoạt.
Lê Tuyết
Dung dịch nha Nutridentiz
Dung dịch nha Nutridentiz chứa thành phần chiết xuất sáp ong trong cồn, chiết xuất cùi quả cau, chiết xuất lá trầu không, chiết xuất vỏ quả chay giúp: Làm sạch, làm thơm, khử mùi hôi, làm dịu mát miệng trong các trường hợp viêm quanh răng, viêm lợi, viêm niêm mạc miệng cho hơi thở thơm mát hơn. Góp phần giúp răng chắc khỏe, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây viêm lợi, viêm niêm mạc miệng.
Sản phẩm được phân phối bởi: Công ty TNHH Mỹ phẩm Spaphar.
Địa chỉ: 173 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Liên hệ: 024.37757240.
Số GPQC: 22/2020/XNQCMP-YTHN.
Bình luận của bạn