Cần làm gì để ngăn ngừa trẻ dậy thì sớm?

Trẻ dậy thì sớm đang rất phổ biến hiện nay

5 điều cần biết để chăm sóc da mụn ở độ tuổi dậy thì

Làm sao giúp trẻ đối phó với dậy thì sớm?

Dậy thì sớm gây ảnh hưởng gì?

Trẻ bị dậy thì sớm nguy hiểm thế nào?

Dậy thì sớm ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?

Hiện nay, cùng với chế độ ăn uống và tác động từ môi trường sống khiến nhiều trẻ (cả nam và nữ) bị dậy thì sớm, gây những ảnh hưởng tiêu cực cả về thể chất lẫn tâm lý của trẻ. Thông thường, tuổi dậy thì của các bé gái bắt đầu ở độ tuổi từ 8 đến 12 và các bé trai ở độ tuổi từ 9 đến 14. Tuy nhiên, hiện tượng trẻ dậy thì sớm ngày càng phổ biến, bắt đầu trước 8 tuổi (đối với bé gái) và trước 9 tuổi (đối với bé trai).

Dậy thì sớm khiến trẻ dễ tự ti với các bạn đồng trang lứa

Dậy thì sớm ảnh hưởng như thế nào tới trẻ:

Hạn chế chiều cao: Thời điểm dậy thì có thể trẻ cao hơn so với các bạn cùng độ tuổi. Tuy nhiên, trẻ dậy thì sớm sẽ làm cho đầu xương đóng khép sớm, rút ngắn thời kỳ sinh trưởng, từ đó ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ khi trưởng thành.

Rối loạn nội tiết: Bé gái dậy thì sớm thường sẽ rối loạn nội tiết sớm, có thể gây ra hội chứng buồng trứng đa nang ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này.

Ham muốn tình dục trước tuổi: Trẻ dậy thì sớm sẽ có xu hướng quan hệ tình dục sớm trước tuổi trưởng thành gây hậu quả khó lường như có thai ngoài ý muốn do chưa đủ kiến thức.

Cha mẹ cần làm gì để ngăn ngừa trẻ dậy thì sớm?

Cha mẹ cần quan tâm đến sự phát triển của trẻ

Dậy thì sớm gây ảnh hưởng nhiều đến tâm sinh lý của trẻ, vì vậy cha mẹ có thể làm những điều sau để ngăn ngừa mguy cơ dậy thì sớm ở trẻ:

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Một chế độ ăn phong phú, đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu rau củ quả, hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn sẽ giúp loại bỏ nguy cơ béo phì và dậy thì sớm ở trẻ. Hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo và có hàm lượng đường cao. Lưu ý chọn các thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh mua thực phẩm trôi nổi không uy tín, thực phẩm chứa hormone tăng trưởng sẽ ảnh hưởng tới sinh lý của trẻ.

Tăng cường vận động

Cha mẹ nên khuyến khích con tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên, tạo thói quen tập thể dục cho trẻ. Trẻ nên tập luyện thể dục ít nhất là 30 phút mỗi ngày vừa giúp rèn luyện sức khỏe vừa có lợi cho việc tích lũy kỹ năng sống cho trẻ. Các môn thể thao như bơi lội, cầu lông, nhảy dây, đá bóng, đá cầu...rất phù hợp để trẻ luyện tập mỗi ngày.

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với estrogen và testosterol

Bố mẹ không nên cho con sử dụng kem, thuốc, thực phẩm có chứa các thành phần liên quan đến hormone sinh dục.

Với những trẻ xuất hiện những hiện tượng dậy thì sớm thì bố mẹ nên cho con đi khám để nhận được tư vấn của bác sĩ, giúp điều chỉnh lối sống, sinh hoạt để bảo vệ sự phát triển lành mạnh cho con.

Nguyễn An H+ (Theo Webmd)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ