Dậy thì sớm gây ảnh hưởng gì?

Dậy thì sớm gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất và tinh thần ở trẻ

Trẻ bị dậy thì sớm nguy hiểm thế nào?

Chăm sóc da mụn tuổi dậy thì thế nào mới chuẩn?

Đọc ngay những cách này để cải thiện mụn trứng cá tuổi dậy thì

7 lưu ý khi điều trị mụn trứng cá ở độ tuổi dậy thì

Theo bác sỹ, tiến sỹ Nhi khoa Alan Greene - người sáng lập trang web Dr.Greene.com, dậy thì sớm được định nghĩa là dậy thì trước 7 - 8 tuổi ở bé gái hoặc 9 tuổi ở bé trai. Bé gái có nguy cơ dậy thì sớm hơn bé trai khoảng 10 lần. Độ tuổi dậy thì trung bình ở bé gái là 10 tuổi, ở bé trai là 11 tuổi.

Theo bác sỹ Steven Dowshen - Trung tâm Truyền thông Nemours về lĩnh vực chăm sóc y tế cho trẻ em (Nemours Center for Children's Health Media), nhận biết những dấu hiệu dậy thì sớm sẽ giúp phụ huynh sớm đưa con đi khám và biết cách ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu (nếu có).

Dấu hiệu dậy thì sớm

Ở bé gái, các dấu hiệu nhận biết dậy thì sớm (trước 7 - 8 tuổi) gồm: 

- Phát triển vú
- Mọc lông mu hoặc lông nách 
- Phát triển chiều cao nhanh chóng 
- Có kinh nguyệt 
- Nổi mụn trứng cá.

Ở bé trai, các dấu hiệu dậy thì sớm (trước 9 tuổi) gồm: 

- Tinh hoàn hoặc dương vật phát triển
- Mọc lông mu, lông nách hoặc lông mặt
- Phát triển chiều cao nhanh chóng 
- Giọng nói trầm 
- Nổi mụn trứng cá.

Nếu chỉ xuất hiện một trong số các dấu hiệu này, như mọc lông mu hoặc lông nách ở bé trai, phát triển vú ở bé gái, phụ huynh vẫn nên đưa trẻ đi khám, để loại trừ dậy thì sớm và các vấn đề sức khỏe khác. 

Dậy thì trước 7 - 8 tuổi ở bé gái được gọi là dậy thì sớm

Dậy thì sớm ảnh hưởng đến trẻ như thế nào? 

Khi giai đoạn dậy thì kết thúc, sự phát triển chiều cao sẽ ngừng lại. Bởi vì sự phát triển xương đã dừng lại ở độ tuổi sớm hơn bình thường, nên những trẻ dậy thì sớm thường không phát triển chiều cao tốt như những trẻ khác. Những trẻ dậy thì sớm ban đầu có thể cao hơn các bạn đồng trang lứa, nhưng sự phát triển chiều cao lại ngừng lại quá sớm. 

Dậy thì sớm cũng gây ảnh hưởng đến cảm xúc và các mối quan hệ của trẻ. Ví dụ, những cô gái dậy thì sớm có thể bối rối về những thay đổi trên cơ thể như có kinh nguyệt hoặc bộ ngực nở nang hơn bạn bè. Các bé cũng có thể bị trêu chọc. Dậy thì sớm cũng có thể khiến các bé ủ rũ và cáu kỉnh. 

Các cậu bé dậy thì sớm có thể trở nên hung dữ hơn và cũng sớm tò mò về tình dục.

Nguyên nhân gây dậy thì sớm 

Sự khởi đầu của dậy thì được kích hoạt bởi vùng dưới đồi (khu vực não giúp kiểm soát chức năng của tuyến yên). Vùng dưới đồi báo hiệu tuyến yên (một tuyến có kích thước bằng hạt đậu gần đáy não) để giải phóng các hormone kích thích buồng trứng (ở bé gái) hoặc tinh hoàn (ở bé trai) để tạo ra hormone sinh dục.

Đôi khi, dậy thì sớm xuất phát từ một vấn đề trong não (như khối u), chấn thương não do chấn thương đầu, nhiễm trùng (như viêm màng não), hoặc một vấn đề ở buồng trứng hoặc tuyến giáp.

Với hầu hết các cô gái, dậy thì sớm thường không có liên quan đến vấn đề sức khỏe nào cả. Với các bé trai, tình trạng này ít phổ biến hơn và có nhiều khả năng liên quan đến một vấn đề sức khỏe khác. 

Dậy thì sớm cũng có thể được di truyền cho các bé trai (như bố truyền cho con trai, hoặc con trai được di truyền từ ông ngoại qua mẹ). 

Điều trị dậy thì sớm như thế nào? 

Mục tiêu của điều trị dậy thì sớm là ngăn chặn sự phát triển tình dục và ngăn chặn sự phát triển nhanh và ngừng lại quá sớm của hệ xương, nhằm giúp trẻ có sự phát triển chiều cao bình thường và sự phát triển về giới tính bình thường. 

Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân, chẳng hạn như: Điều trị khối u, hạ thấp nồng độ hormone giới tính cao bằng thuốc để ngăn chặn sự phát triển tình dục quá sớm. 

Đôi khi, điều trị một vấn đề sức khỏe có liên quan có thể ngăn chặn dậy thì sớm. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, không có bệnh lý nào khác gây ra tình trạng này, vì vậy điều trị thường liên quan đến liệu pháp hormone.

Vân Anh H+ (Theo drgreene/kidshealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ