Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ bầu nên ăn gì và không nên ăn gì?

Đái tháo đường thai kỳ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé

4 tư thế yoga tốt nhất cho bà bầu

20 điều mẹ bầu cần lưu ý để có thai kỳ khỏe mạnh

Mắc đái tháo đường thai kỳ, mẹ bầu cần chú ý những gì?

Những nguyên nhân gây đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để tránh

Đái tháo đường thai kỳ là gì?

Đái tháo đường thai kỳ là là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể khi mang thai. Khi dung nạp glucose vào máu qua khẩu phần ăn hàng ngày. Nhờ insulin (một chất được tiết ra từ tuyến tụy), glucose vào trong tế bào và được chuyển thành năng lượng. Khi có thai, 1 số hormone thay đổi làm cho các tế bào kém đáp ứng với insulin. Ở một số thai phụ, tuyến tụy sẽ tiết ra nhiều hơn insulin nên lượng đường không tăng quá nhiều trong máu. Khi tuyến tụy tiết không đủ insulin hay các tế bào đáp ứng quá kém với insulin, lượng đường trong máu tăng lên và gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ.  

Bệnh lý này thường được phát hiện từ tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ và có những ảnh hưởng đối với mẹ và bé như sau:

Đối với mẹ:

-         Có nguy cơ bị tiền sản giật hoặc sản giật.

-         Nhiễm khuẩn, nhiễm nấm tái lại nhiều lần.

-         Có thể bị sảy thai nhiều lần hoặc thai chết lưu không rõ nguyên nhân.

-         Nguy cơ khó sinh do thai to, mẹ bị đa ối.

-         Tăng nguy cơ băng huyết sau sinh.

Đối với bé:

-         Có nguy cơ dị tật bẩm sinh.

-         Sang chấn khi sinh, do thai to.

-         Tăng nguy cơ bé mất đột ngột ở 2 tháng cuối thai kỳ.

-         Tăng nguy cơ sinh non gây suy hô hấp sau sinh

-         Dễ bị hạ đường huyết, hạ calci. Nguy cơ bị đái tháo đường type 2 trong tương lai cao.

Những thực phẩn nên ăn

Bị đái tháo đường thai kỳ, việc ăn uống càng trở nên quan trọng

Mẹ bầu mắc đái tháo đường thai kỳ cần duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh để có thể kiểm soát các triệu chứng mà không cần dùng thuốc.

Ăn thực phẩm ít đường: Đây là điều rất quan trọng trong chế độ ăn kiêng của bệnh tiểu đường thai kỳ. Thực phẩm có lượng đường huyết thấp, phù hợp với những người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ bao gồm: bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, đậu Hà Lan, cà rốt, đậu xanh, đậu lăng...

Cung cấp đủ protein: Khi mang thai, bạn cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để đảm bảo sức khỏe, trường hợp bị đái tháo đường thai kỳ, việc ăn uống lành mạnh càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Mẹ bầu có thể ăn thịt nạc, các nạc, đậu phụ, sữa chua không đường, sữa không béo và không đường để cung cấp năng lượng cho cơ thể, ổn định đường huyết tốt.

Ăn nhiều chất xơ: Chế độ ăn uống của mẹ bầu có đầy đủ rau củ quả tươi có thể giúp cân bằng các tác động xấu của bệnh đái tháo đường thai kỳ.  Rau xanh, trái cây tươi ít ngọt, ngũ cốc… là các nguồn cung cấp chất xơ rất tốt. Các chất xơ sẽ giúp cho thức ăn được tiêu hóa và giải phóng glucose chậm và từ từ giúp ổn định đường huyết.

Ăn bữa sáng: Bữa ăn sáng rất quan trọng, đường huyết thường giảm vào buổi sáng, do sau 1 đêm dài không ăn, giúp duy trì chỉ số đường huyết ở mức cân bằng.

Chia nhỏ bữa ăn: Ngoài 3 bữa chính có thể thêm từ 2-3 bữa phụ và ăn ít lại ở các bữa chính. Chia nhỏ bữa ăn giúp cho lượng đường nạp vào ổn định không phải lúc quá cao lúc quá thấp.

Những thực phẩm nên tránh

Để hạn chế tác động của bệnh tiểu đường thai kỳ, bà bầu nên tránh những thức ăn và đồ uống có đường. Lượng đường trong máu sẽ tăng lên khi ăn thực phẩm có đường, đặc biệt là những loại được tinh chế và chế biến. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên tránh hoặc hạn chế các loại đồ ăn chứa đường càng nhiều càng tốt.

Hạn chế đồ chứa nhiều tinh bột: Thực phẩm giàu tinh bột có nhiều carbohydrate và có tác động lớn đến lượng đường trong máu. Khi mắc tiểu đường thai kỳ, bà bầu tốt nhất hạn chế ăn các loại đồ ăn sau: khoai tây, bánh mì trắng, gạo trắng, mì...

Thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều muối: Thịt khô, mì gói, xúc xích, đồ ăn đóng hộp....

Giảm ăn các thực phẩm nhiều chất béo: Đồ ăn nhanh, lòng đỏ trứng, bơ, thực phẩm chiên xào, rán, mỡ động vật, nội tạng động vật...

Tránh xa đồ uống có cồn, chất kích thích: như rượu, bia, cà phê... Ngoài ra cũng nên hạn chế nước ép trái cây ngọt, nước có ga, nước đóng sẵn có chứa hương liệu...

 

Nguyễn An H+ (Theo Heathline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp