Thừa cân, béo phì có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe
Người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh ung thư nào?
Béo phì làm tăng nguy cơ bị sỏi mật, làm sao để giảm rủi ro?
Thừa cân, béo phì ảnh hưởng đến tim như thế nào?
Tìm ra "thủ phạm” chính gây thừa cân, béo phì: Kháng Leptin
Thực trạng thừa cân, béo phì tại Việt Nam
Thừa cân, béo phì có thể xảy ra với bất kỳ ai. Dấu hiệu dễ nhận thấy của béo phì là gia tăng trọng lượng và tích tụ mỡ khắp cơ thể, đặc biệt tại vùng eo, bụng, đùi… Có rất nhiều nguyên nhân gây béo phì bao gồm lối sống, thói quen ăn uống sinh hoạt, bệnh lý rối loạn hormone, yếu tố di truyền…
Theo báo cáo của TS. Trần Quốc Bảo - Trưởng phòng Kiểm soát bệnh không lây nhiễm, Cục Y tế dự phòng:
- Tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành năm 2010 chiếm 11,6%, năm 2015 tăng lên 15,6%.
- Tỷ lệ béo phì ở nhóm 5-19 tuổi năm 2010 chiếm 8,5%, năm 2020 là 19,0%.
Mặc dù tỷ lệ không cao nhưng tốc độ tăng rất nhanh, trung bình tăng 1%/năm. Ước tính mỗi năm có gần 1 triệu người thừa cân, béo phì.
“Thủ phạm” gây nhiều bệnh nguy hiểm
Thừa cân, béo phì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, năng suất lao động và chất lượng cuộc sống. Ngoài việc làm mất thẩm mỹ người thừa cân, béo phì có tỷ lệ bệnh tật cao hơn ở người bình thường, đặc biệt là các bệnh mạn tính không lây nhiễm.
Bệnh xương khớp: Người thừa cân dễ bị thoái hóa khớp, loãng xương, đau nhức do trọng lượng cơ thể gây áp lực lên xương khớp. Khớp gối, cột sống tổn thương sớm. Người thừa cân dễ mắc bệnh gout.
Bệnh tim mạch: Người thừa cân, béo phì thường kèm với bệnh rối loạn mỡ máu hoặc cholesterol cao. Khi cholesterol cao gây xơ hóa lòng mạch máu, tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Hiện nay, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch đang đứng đầu trong các nguyên nhân, trong đó rất nhiều ca là biến chứng của bệnh béo phì.
Bệnh đái tháo đường: Thừa cân, béo phì có liên quan mật thiết với bệnh đái tháo đường type 2 do gây đề kháng insulin (hormone điều hòa đường huyết và đưa nhanh glucose vào tế bào để sử dụng).
Ngoài ra, người thừa cân, béo phì còn có nguy cơ mắc một số bệnh khác như: Suy giảm trí nhớ, bệnh lý đường hô hấp, bệnh lý đường tiêu hóa, ung thư thực quản, ung thư vú, ung thư đại tràng, rối loạn nội tiết tố…
Cách chống thừa cân, béo phì thế nào?
- Chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt... Bạn cần tăng cường khoảng 400gr rau, quả mỗi ngày. Bên cạnh đó, tránh xa những thực phẩm nhiều đường, chất béo, đường bột như khoai tây chiên, đồ chiên rán và đồ ăn chế biến sẵn.
- Thay đổi lối sống: Để phòng ngừa bệnh thừa cân, béo phì bạn cần phải tạo cho mình một lối sống lành mạnh, giảm stress, không thuốc lá, hạn chế rượu bia. Bỏ thói quen vừa ăn vừa đọc hay xem tivi... vì dễ mất kiểm soát thành ăn quá nhiều. Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ sẽ hạn chế được lượng ăn vào.
- Thường xuyên tập thể dục: Một số môn thể thao có tác dụng giảm cân bạn nên tham khảo như chạy bộ, bơi lội, đạp xe…
- Uống đủ nước và ngủ đủ giấc.
Bình luận của bạn