Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh tại nhà đơn giản

Băng rốn quá chặt và kín vì có thể làm rốn bị nhiễm trùng

4 lưu ý khi chăm sóc răng trẻ em

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh dễ dàng

Giúp mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi an toàn

Chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà

Tại sao phải chăm sóc rốn trẻ sơ sinh?

Rốn của trẻ sơ sinh là nơi mang các dưỡng chất và dưỡng khí quý báu từ mẹ sang thai nhi và nhờ thế bé lớn lên từng ngày. Khi trẻ mới chào đời, rốn chưa thể rụng hẳn ra khỏi cơ thể đứa trẻ. Bình thường cuống rốn sẽ rụng trong vòng từ 7 – 10 ngày sau sinh và sau 15 ngày thì rốn liền hoàn toàn. Khi chưa liền, rốn được xem là một vết thương hở. Đây chính là cửa ngõ để vi khuẩn và vi trùng tìm cách xâm nhập vào cơ thể. Nếu trẻ bị nhiễm trùng tại chỗ thì có thể được điều trị, nếu dẫn đến biến chứng nhiễm trùng máu, trẻ sẽ phải đối diện với nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời. 

Rốn là một phần nhạy cảm của cơ thể trẻ sau khi sinh nên cần được chăm sóc tốt 

Vì sao trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng rốn

Theo bác sỹ Huỳnh Thị Duy Hương - Giảng viên Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Dược TP.HCM: "Tỷ lệ nhiễm trùng rốn sơ sinh hiện nay vẫn còn cao tại các nước đang phát triển và đây cũng là nguy cơ đưa đến uốn ván rốn (một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh)". 

Khi rốn của trẻ bị nhiễm khuẩn, chảy máu cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức

Bé thường bị nhiễm trùng rốn do cha mẹ sợ làm đau bé nên không dám đụng vào rốn mà cứ để như vậy và quấn kín lại. Do bị băng kín suốt ngày đêm nên rốn của bé bị ẩm ướt, khó thoát ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng. Ngoài ra, bé còn có thể bị nhiễm trùng rốn do che mẹ khi tắm cho bé. 

Chăm sóc rốn cho bé như thế nào?

Rửa tay sạch sẽ trước khi chăm sóc rốn cho bé: Trước và sau khi chăm sóc rốn cho bé, cha mẹ cần phải rửa tay bằng xà phòng. Tháo băng quấn rốn và gạc rốn của bé một cách nhẹ nhàng. Khi chăm sóc rốn cho bé, cha mẹ cần chú ý quan sát xung quanh rốn của bé xem rốn có dấu hiệu sưng đỏ, có chảy dịch vàng hay chảy máu hay không? 

Vệ sinh rốn cho bé: Khi đã lau khô người bé, bạn dùng bông gạc hoặc tăm bông diệt khuẩn làm sạch nhẹ nhàng vùng quanh rốn, sau đó dùng cồn 70 độ để sát khuẩn vùng da xung quanh rốn.

Quấn băng rốn: Sau khi vệ sinh rốn cho bé, cha mẹ nên dùng gạc vô trùng đặt lên phần rốn và quấn băng rốn lại. Lưu ý, băng rốn là loại vô trùng, có độ co giãn tốt và có thể thoát hơn. Khi mặc bỉm cho trẻ phải mặc dưới rốn để tránh nước tiểu và phân vấy bẩn lên gây nhiễm trùng rốn.

Sau 7 – 10 ngày, rốn của bé sẽ dần khô và rụng tự nhiên. Vì vậy, cha mẹ không nên can thiệp vào quá trình rụng rốn của bé như cạy, kéo rốn bé vì có thể làm bé chảy máu. Nếu rốn bé rụng tự nhiên, nhưng hiện tượng chảy máu vẫn xảy ra thì cha mẹ nên đưa bé tới gặp bác sỹ để được tư vấn trực tiếp.

Khi chăm sóc rốn cho bé, cha mẹ không tự ý dùng một số loại thuốc tự chế để rắc hoặc bôi lên rốn của trẻ. Những biện pháp này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng rốn hoặc làm trẻ chướng bụng, ngưng thở do ngộ độc và có thể để lại di chứng như nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ, vàng da.

Nhận biết rốn bị nhiễm khuẩn
Vi trùng, vi khuẩn tấn công rốn thường là tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn gram âm đường ruột. Riêng với trẻ mắc uốn ván rốn, nguyên nhân là bởi mẹ không tiêm ngừa lúc mang thai. Để nhận biết những trường hợp nhiễm khuẩn gây biến chứng, mẹ cần quan sát các biểu hiện bất thường rốn sau:
- Rốn có dịch vàng, có mùi hôi hoặc chảy dịch.
- Máu chảy ở vùng rốn và khó cầm.
- Vùng da quanh rốn đỏ và sưng tấy.
- Xuất hiện chồi hạt như hạt cơm ở rốn
- Rốn rỉ nước kéo dài, không khô dù đã lau.
- Qua 3 tuần mà rốn vẫn chưa rụng.
Ngoài ra, khi nhiễm trùng đã có biến chứng, bé bắt đầu ngủ li bì, bú kém hoặc bỏ bú, sốt cao hoặc thân nhiệt hạ đột ngột, cơ thành bụng viêm, hoại tử cân cơ mạc, viêm phúc mạc, viêm động mạch hoặc tĩnh mạch rốn... Khi thấy một trong những dấu hiệu trên, phải ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện.
Thanh Tú H + (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ