Lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết nhiều cơ quan phản đối xây 1.000 nhà vệ sinh công cộng
Cảnh báo: Virus cúm gia cầm H7N9 tăng độc lực
Mơ ước thịt sạch đến tay người dân đâu khó thế!?
Tử vi 12 cung hoàng đạo thứ năm (9/3/2017)
Trẻ còi xương vì “cớm nắng” – nỗi lo lớn sau dịp Thu Đông
Tại hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 7-3, ông Đồng Phước An, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết Hà Nội hiện có 371 nhà vệ sinh công cộng, trong đó có 113 nhà vệ sinh bằng thép được xây từ năm 2003-2010, 258 nhà vệ sinh bằng gạch được xây trước năm 1990.
Kế hoạch của thành phố Hà Nội xác định xây dựng 1.000 nhà vệ sinh công cộng trong 10 năm.
Dự án này do Công ty Cổ phần Thương mại và Truyền thông Vinasing đề xuất xây dựng và quản lý, vận hành trong suốt thời gian triển khai dự án, đổi lại công ty này được thành phố cho phép quảng cáo ở một số khu vực.
Lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cũng cho biết, đến nay Công ty này đã khảo sát và ký biên bản thống nhất với UBND phường, xã và Tổng Công ty vận tải Hà Nội được 416/528 vị trí đủ điều kiện lắp đặt nhà vệ sinh.
Đợt 1, trước Tết Nguyên đán, đã khảo sát, đề xuất lắp đặt tại 181/398 vị trí.
Hiện tại, công ty này đã thi công và lắp đặt được 64 vị trí nhà vệ sinh tại các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai, Tây Hồ, Hà Đông, Long Biên, Cầu Giấy.
Cũng theo Sở Xây dựng, trong số các nhà vệ sinh đã lắp đặt, có 10 vị trí nhà vệ sinh đã hoàn thành điện, nước, đủ điều kiện vận hành, và đã bàn giao cho Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Hà Nội quản lý từ ngày 21-2.
Đến ngày 5/3, tiếp tiếp tục hoàn thiện 33 nhà vệ sinh để bàn giao. Còn lại 21 nhà vệ sinh đang hoàn thiện. Tuy nhiên, theo ông An, tiến độ lắp đặt, vận hành chưa đáp ứng được yêu cầu.
Ông An nêu lý do việc chậm tiến độ do một số địa phương chưa phối hợp tốt trong bàn giao mặt bằng. Hoặc nhiều hộ dân và cơ quan, tổ chức xung quanh khu vực dự kiến lắp đặt phản đối, yêu cầu ngừng thi công khi đang lắp đặt nhà vệ sinh công cộng tại các vị trí như hè phố đường Văn Cao, vỉa hè phố Hàm Long, vườn hoa ven Hồ Tây.
Ông An cũng cho rằng còn lý do khác do nhà đầu tư chưa phối hợp tốt với cơ quan, đơn vị quản lý để xin cấp phép và thi công đấu nối đường điện, cấp nước và thoát nước thải.
Bình luận của bạn