Ứng phó với ô nhiễm không khí ở đô thị

Nồng độ bụi PM2.5 thường tăng cao ở miền Bắc trong các tháng mùa Đông

Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe của phổi

Dòng chảy Sức khỏe+: Phát hiện hạt không khí ô nhiễm trong não và phổi thai nhi

Ô nhiễm môi trường cũng có hại cho trái tim

Làm gì để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ?

Đến "mùa ô nhiễm"

Theo thống kê của IQAir, đến 9h30 sáng 24/10, Hà Nội là thành phố có chất lượng không khí kém nhất cả nước với chỉ số AQI 181. Tiếp đó là Bắc Ninh, Thanh Hóa, TP.HCM – đều có chỉ số AQI trên 150, tức ở ngưỡng "không lành mạnh".

Xếp hạng các thành phố lớn có chất lượng không khí kém trên toàn thế giới, Hà Nội đứng thứ 3 – chỉ sau Lahore (Pakistan) và Delhi (Ấn Độ). TP.HCM đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng này. IQAir cảnh báo, nồng độ bụi mịn PM2.5 tại Hà Nội hiện cao gấp 4,9 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của Tổ chức Y tế Thế giới.

IQAir được thành lập vào năm 2015, là tổ chức sở hữu lượng dữ liệu tổng hợp rất lớn về chất lượng không khí qua ứng dụng Air Visual.

IQAir được thành lập vào năm 2015, là tổ chức sở hữu lượng dữ liệu tổng hợp rất lớn về chất lượng không khí qua ứng dụng Air Visual.

Theo phản ánh của báo chí, vào sáng sớm nay, chỉ số AQI của Hà Nội còn nghiêm trọng hơn, được cảnh báo "tím" – tức ở mức rất không lành mạnh. Sau giờ cao điểm buổi sáng, chất lượng không khí đã cải thiện phần nào. Còn theo trang thông tin của Tổng cục Môi trường, vào 9h sáng nay, chất lượng không khí tại Trung tâm Quan trắc Môi trường Miền Bắc (Long Biên) ở mức kém. Những người nhạy cảm dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe với chất lượng không khí này. 

Chia sẻ với báo Dân Trí, TS Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cho hay: "Tất cả mọi năm đều thế, mùa Đông ở Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc, nồng độ bụi PM2.5 rất cao trong nhiều ngày, nhiều đợt vì thế người dân nói đùa là 'mùa ô nhiễm'."

Ông lý giải, mùa Đông có nhiều yếu tố làm gia tăng ô nhiễm, ví dụ gió lặng, nhiệt độ thấp, ít mưa, độ ẩm cao… làm giảm khuếch tán của không khí các chất ô nhiễm lưu cữu ở tầm thấp, không thoát lên cao hoặc ra các vùng khác được khiến nồng độ PM2.5 ngày càng tăng.

Cách bảo vệ sức khỏe trước ô nhiễm không khí

So sánh kích thước của bụi mịn PM2.5 với khuẩn bacillus, tế bào hồng cầu và bụi PM10

So sánh kích thước của bụi mịn PM2.5 với khuẩn bacillus, tế bào hồng cầu và bụi PM10

Bụi mịn PM2.5 là các hạt bụi có kích thước nhỏ bằng khoảng 1/30 sợi tóc con người, khi hít phải sẽ len lỏi sâu vào trong phổi, phế quản, máu… Đây là tác nhân gây ô nhiễm không khí có  ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.  

Theo TS Hoàng Dương Tùng, trong mùa Đông, nồng độ PM2.5 tăng cao vào sáng sớm từ 2-6h sáng rất có hại cho sức khỏe. Người dân thường hay nghĩ việc tập thể dục buổi sáng là thời điểm không khí trong lành nhưng đây chính là thời điểm mà ô nhiễm không khí có hại cho sức khỏe. Trong những khung giờ này, đối tượng nhạy cảm như người mắc bệnh tim mạch, hô hấp, trẻ em và người cao tuổi nên hạn chế hoạt động ngoài trời.

Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, họng trong những ngày chất lượng không khí xấu

Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, họng trong những ngày chất lượng không khí xấu

Khẩu trang thông thường không thể ngăn chặn được bụi mịn. Vì vậy, người thường xuyên di chuyển ngoài trời nên sử dụng các khẩu trang chuyên dụng có thể ngăn chặn loại bụi nguy hiểm này. Kết hợp với đó là biện pháp vệ sinh mũi, họng và mắt với nước muối sinh lý hàng ngày, sau khi ra ngoài.

Với những ngày chất lượng không khí ở mức kém và xấu, người dân nên hạn chế mở cửa nhà, đặc biệt là các gia đình gần đường lớn hoặc khu vực ô nhiễm. TS Hoàng Dương Tùng gợi ý, gia đình hoặc công sở có thể trang bị những thiết bị lọc không khí để giảm thiểu nồng độ bụi trong nhà.

Để nâng cao chất lượng không khí, biện pháp đầu tiện là xác định nguồn ô nhiễm và thực hiện các biện pháp kiểm soát. Những hành động đơn giản mà người dân có thể thực hiện gồm: Giảm đốt than tổ ong; Không đốt rơm rạ; Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng hoặc dùng năng lượng thân thiện với môi trường.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin