Thường xuyên tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi
Làm gì để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ?
Hà Nội lại ô nhiễm không khí nghiêm trọng, người dân cần lưu ý gì?
Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương: Liệu chúng ta có làm được?
Những thủ đô có bầu không khí ô nhiễm nhất thế giới năm 2021
Thường xuyên tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm bởi các chất như nitric oxide (NO) và/hoặc SO2 (thải ra từ các phương tiện giao thông) có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Với trẻ nhỏ, việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong khoảng thời gian ngắn cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, làm trầm trọng thêm triệu chứng của các bệnh đường hô hấp.
Tác động của ô nhiễm không khí tới lá phổi
Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, mức độ ô nhiễm không khí cao có thể dẫn tới suy giảm chức năng phổi, khiến các triệu chứng hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)… trở nên trầm trọng hơn và làm tăng tỷ lệ phải nhập viện ở những người mắc các bệnh đường hô hấp. Cụ thể như sau:
- Làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm xoang, ngứa mũi, sổ mũi, ngạt mũi, hắt hơi, khô miệng, khô họng, ho, khó thở, thở khò khè… do viêm mũi không dị ứng.
- Khi tiếp xúc với ô nhiễm không khí, các hạt vật chất có thể xâm nhập vào lớp lót biểu mô ở phổi, từ đó có thể làm tăng nguy cơ viêm phổi, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
- Phụ nữ mang thai thường xuyên tiếp xúc với ô nhiễm không khí có thể bị tăng nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân.
- Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm có thể tăng nguy cơ bị hen suyễn, kích ứng phổi và COPD sớm.
- Người cao tuổi sống trong môi trường ô nhiễm có thể bị giảm thể tích phổi, tăng nguy cơ bị COPD và ung thư phổi.
- Người đã mắc bệnh phổi mạn tính từ trước có thể bị tăng nguy cơ gặp phải các cơn hen suyễn thường xuyên hơn.
Phải làm gì để giảm thiểu ô nhiễm không khí, bảo vệ lá phổi của bạn?
Bạn có biết có tới hàng nghìn người tử vong mỗi năm vì ô nhiễm không khí, do bầu không khí chúng ta hít thở mỗi ngày có quá nhiều chất gây ô nhiễm độc hại, nguy hiểm? Do đó, để bảo vệ chính bản thân mình và mọi người xung quanh, bạn nên thực hiện một số điều sau để giảm thiểu ô nhiễm không khí:
- Nên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
- Sử dụng các phương tiện chạy bằng điện.
- Chú ý tới các biện pháp bảo vệ môi trường như hạn chế dùng túi nilon, các sản phẩm nhựa dùng một lần…
- Sử dụng năng lượng Mặt trời.
- Tích cực sử dụng các sản phẩm có thể tái chế.
- Không hút thuốc lá.
- Truyền thông điệp bảo vệ môi trường tới mọi người xung quanh bạn.
Trong các bài viết tiếp theo, Sức khỏe+ sẽ giới thiệu cho bạn những điều nên làm để duy trì lá phổi khỏe mạnh hơn cho từng cá nhân. Mong quý độc giả đón đọc!
Bình luận của bạn