Những người không nên ăn ngao?

Những người mắc bệnh gout không nên ăn nhiều ngao

Chưa ghi nhận vụ ngộ độc nào trong 7 ngày Tết

3 ngày thanh lọc cơ thể sau kỳ nghỉ lễ

Người bệnh gout nên ăn uống thế nào?

Cây “nở ngày đất” chữa bệnh gout, ung thư?

TS. Phan Bích Nga - Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết: "Ngao là một trong những loại thực phẩm biển được khuyến khích sử dụng. Trong ngao có chứa vitamin B12 đặc biệt tốt cho trí nhớ và vitamin C giúp làm lành vết thương. Ngoài ra, với những thành phần kháng chất quan trọng như: Sắt, kali, calci, ngao còn giúp tăng cường sức khoẻ và phòng tránh bệnh tật".

Ngao tốt cho sức khỏe nhưng một số đối tượng sau đây không nên ăn ngao: 

Những người bị bệnh gout: Ngao là một loại thực phẩm có hàm lượng đạm cao, do đó ngao cũng là loại có thành phần purin cao. Chất purin trong cơ thể sẽ được phân giải thành acid uric - nguyên nhân chính gây ra bệnh gout. Vì thế người ta khuyến nghị không nên ăn nhiều ngao đối với những người có bệnh gout hoặc tiền sử bệnh gout.

Những người đau dạ dàyNgao là loại thực phẩm có tính lạnh, không tốt với những người bị đau dạ dày. Nếu vẫn muốn ăn ngao, người bị đau dạ dày nên ăn kèm thêm một ít gừng tươi.

Người bị cảm lạnh: Cảm lạnh là bệnh phổ biến nhất trong mùa đông xuân do khí lạnh gây ra. Ngao tính hàn, nên người bị cảm lạnh kỵ ăn.

Những người mắc bệnh thận: Ngao có tính lạnh và vị mặn nên những người mắc bệnh thận, ăn kém chậm tiêu không nên ăn.

Phụ nữ mang thai: Ngao thường được người dân lấy từ ven biển nên dễ bị ô nhiễm bởi các chất có trong nước biển. Do đó, có thể gây hại cho phụ nữ mang thai. Ngao dễ bị nhiễm vi khuẩn vibrio vulnificus, có thể gây dị ứng cho bà bầu.

Một số lưu ý khi ăn ngao: Sau khi ăn ngao không nên ăn hoa quả vì dễ bị đau bụng. Hoa quả còn ảnh hưởng đến hấp thụ protein, calci trong hải sản của cơ thể. Lượng tannin hoa quả kết hợp với protein, calci sẽ tạo thành calci không hòa tan kích thích đường tiêu hóa, thậm chí gây ra đau bụng, buồn nôn, nôn mửa. Không nên ăn ngao với thực phẩm giàu vitamin C vì dễ gây ngộ độc. Không nên ăn ngao, hến và uống bia cùng lúc, bởi sẽ làm tăng tốc hình thành acid uric dư thừa tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm... dẫn tới mắc chứng gout, viêm khớp xương khớp.

Ngao không tự tiết ra độc tố, nhưng trong thức ăn của ngao có một số loại tảo chứa chất độc không thể phân hủy khi đã nấu kỹ, nên người ăn ngao vẫn có thể bị trúng độc. Để tránh bị ngộ độc, tốt nhất nên ngâm ngao, hến vài giờ để chúng nhả bớt bùn đất, chất thải, rồi kỳ cọ sạch vỏ. Chọn ngao còn tươi, không chọn ngao có vỏ bị sứt, giập vỡ, có mùi quá nồng hoặc quá tanh.
Gia Hân H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp