- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Cải thiện độ nhạy insulin có thể giúp phòng ngừa bệnh đái tháo đường type 2
Người bệnh đái tháo đường cần cẩn thận với nhiễm trùng đường tiết niệu
6 sai lầm thường gặp khi kiểm tra đường huyết
Ăn quá nhiều trái cây có thể gây đái tháo đường type 2?
Mờ mắt, đau mắt do biến chứng đái tháo đường: Cách nào lấy lại thị lực?
Dưới đây là những biện pháp tự nhiên giúp khắc phục tình trạng đề kháng insulin, cải thiện độ nhạy insulin cho người có nguy cơ cao bị đái tháo đường type 2:
Thay đổi lối sống
Tập thể dục nhiều hơn: Trong một nghiên cứu năm 2012, 55 người trưởng thành, khỏe mạnh đã tham gia một chương trình tập thể dục trong vòng 16 tuần. Các nhà khoa học nhận thấy, mức độ hoạt động thể chất càng tăng lên, độ nhạy insulin càng được cải thiện nhiều hơn.
Kết hợp nhiều bài tập khác nhau: Một nghiên cứu năm 2013 đã chỉ ra rằng, một số bài tập thể dục nhất định có thể giúp tăng độ nhạy cảm insulin nhiều hơn những bài tập khác. Các tác giả nghiên cứu nhận thấy rằng, kết hợp tập aerobic (các bài tập thể dục nhịp điệu) với các bài tập tăng cường sức mạnh (strength training) có thể mang lại nhiều lợi ích cho cả người bình thường và người mắc đái tháo đường.
Tập thể dục đều đặn có thể giúp giảm kháng insulin
Tốt hơn hết, người bình thường, không mắc đái tháo đường nên tập thể dục ít nhất 5 lần/tuần, mỗi lần 30 phút. Các bài tập nên bao gồm: Tập aerobic cường độ cao (3 lần/tuần) và các bài tập tăng cường sức mạnh (2 lần/tuần).
Người bệnh đái tháo đường type 2 cũng nên tập thể dục ít nhất 5 lần/tuần, mỗi lần 30 phút. Họ nên thực hiện các bài tập aerobic cường độ vừa phải trong thời gian dài 3 lần/tuần; Các bài tập tăng cường sức mạnh (2 lần/tuần).
Với người bệnh đái tháo đường type 2 có khả năng vận động hạn chế nên cố gắng tập thể dục nhiều nhất có thể. Họ nên tập trung vào các bài tập aerobic cường độ thấp, kết hợp với các bài tập tăng cường sức mạnh cường độ thấp khoảng 3 lần/tuần.
Ngủ đủ giấc cũng giúp tăng độ nhạy insulin, ngừa đái tháo đường
Ngủ nhiều hơn: Theo một nghiên cứu năm 2015, 16 người khỏe mạnh không có thói quen ngủ đủ giấc đã kéo dài thời gian ngủ thêm 1 giờ/ngày trong vòng 6 tuần. Kết quả cho thấy ngủ nhiều hơn cũng giúp tăng độ nhạy insulin.
Thay đổi chế độ ăn
Ăn ít carbohydrate, ăn nhiều chất béo không no hơn: Một nghiên cứu năm 2012 đã chỉ ra rằng, thay carbohydrate bằng các loại chất béo không no trong vòng 6 tuần có thể giúp khắc phục tình trạng kháng insulin.
Ăn nhiều chất xơ: Chất xơ (có nhiều trong thực vật) là những loại carbohydrate mà cơ thể không thể phá vỡ đúng cách. Do đó, ăn nhiều chất xơ có thể giúp bạn thấy no lâu hơn, làm chậm quá trình tiêu hóa mà không làm đường huyết tăng cao, thậm chí giúp hạ đường huyết sau ăn ở những người bệnh đái tháo đường type 2.
Bổ sung dưỡng chất
Probiotics và acid béo omega-3: Năm 2014, một thử nghiệm lâm sàng trên 60 người trưởng thành thừa cân nhưng khỏe mạnh đã được thực hiện. Các nhà khoa học cho thấy bổ sung probiotics hoặc acid béo omega-3 trong vòng 6 tuần đều có thể giúp khắc phục các triệu chứng đề kháng insulin. Tuy nhiên, những người bổ sung cả 2 dưỡng chất trên đã gia tăng độ nhạy insulin nhiều hơn cả.
Magne: Một nghiên cứu năm 2016 đã chỉ ra rằng, bổ sung magne trong hơn 4 tháng có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng kháng insulin ở cả những người bình thường và người mắc đái tháo đường.
Resveratrol: Resveratrol là một hợp chất tự nhiên có nhiều trong vỏ quả nho đỏ. Một thống kê năm 2011 cho thấy, bổ sung resveratrol có thể cải thiện đáng kể khả năng kiểm soát glucose, giúp làm tăng độ nhạy insulin ở những người mắc đái tháo đường.
Dùng thảo mộc giảm kháng insulin
Có rất nhiều các thảo mộc trong tự nhiên có khả năng làm giảm kháng insulin, trong đó phải kể đến lá xoài, hoàng bá, quế chi, mướp đắng… Ở những người mới chớm đái tháo đường thì việc kết hợp chế độ ăn, tập luyện và sử dụng các thảo mộc này sẽ giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn, có thể trì hoãn hoặc làm chậm việc tăng liều thuốc Tây, giảm đường huyết.
Vi Bùi H+ (Theo Medicalnewstoday)
Bình luận của bạn