Những câu hỏi thường gặp về điều trị sỏi mật, phẫu thuật cắt túi mật

Có nhiều lựa chọn điều trị sỏi mật, ví dụ như dùng thuốc hòa tan sỏi mật hoặc phẫu thuật

Những nguyên nhân gây đau hạ sườn phải bạn không nên bỏ qua

Tại sao sỏi mật được hình thành: Đã có câu trả lời cụ thể!

Điều trị polyp túi mật như thế nào?

Triệu chứng cảnh báo bùn túi mật và cách điều trị

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về các biện pháp điều trị sỏi mật:

Có những cách gì để điều trị sỏi mật?

Trong trường hợp sỏi mật có gây ra các triệu chứng khó chịu, đau đớn, bạn sẽ phải điều trị sỏi mật theo hướng dẫn của bác sỹ.

Một số cách điều trị sỏi mật phổ biến nhất bao gồm:

- Dùng thuốc hòa tan sỏi mật: Đây là biện pháp điều trị phù hợp với những người không có khả năng làm phẫu thuật. Tuy nhiên, biện pháp này cần nhiều thời gian mới có hiệu quả và sỏi mật có thể dễ dàng tái phát một khi bạn ngừng dùng thuốc.

- Phẫu thuật cắt túi mật: Phẫu thuật cắt túi mật có thể được thực hiện bằng phương pháp nội soi hoặc phẫu thuật mở. Với phẫu thuật cắt túi mật nội soi, tốc độ hồi phục sẽ nhanh hơn nhiều so với phẫu thuật mở và người bệnh có thể trở lại với cuộc sống thường ngày sau khoảng 2 tuần.

Phẫu thuật cắt túi mật là một biện pháp điều trị sỏi mật phổ biến

- Tán sỏi bằng sóng xung kích: Các bác sỹ có thể sử dụng sóng xung kích để tán nhỏ viên sỏi. Tuy nhiên, phương pháp này không có hiệu quả cao trong việc điều trị sỏi mật.

Có thể sống mà không cần tới túi mật?

Đây là mối quan tâm của rất nhiều bệnh nhân. Trong một số trường hợp, bác sỹ có thể đề nghị bệnh nhân nên thực hiện phẫu thuật cắt túi mật để trị sỏi mật. Trên thực tế, túi mật chỉ có mục đích duy nhất là lưu trữ dịch mật do gan sản sinh ra. Kể cả khi không còn túi mật, gan vẫn sẽ tiếp tục sản sinh dịch mật và đưa trực tiếp vào ruột. Do đó, trong hầu hết các trường hợp, việc loại bỏ túi mật sẽ không gây ra ảnh hưởng gì lớn tới chức năng tiêu hóa.

Dù vậy, các bác sỹ có thể khuyên bạn nên có chế độ ăn uống lành mạnh hơn, hạn chế ăn nhiều chất béo sau khi cắt túi mật để phòng ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Phẫu thuật cắt túi mật có rủi ro gì không?

- Tác dụng phụ của thuốc gây mê: Những người mắc các bệnh tim mạch, bệnh phổi sẽ có nguy cơ cao gặp phải rủi ro này.

- Chảy máu: Tình trạng này thường xảy ra do các mạch máu quanh vùng mổ bị tổn thương.

- Nhiễm trùng: Rủi ro này có thể xảy ra bên trong cơ thể, hoặc tại các vết thương ngoài da do phẫu thuật.

- Tổn thương nội tạng: Đôi khi, các cơ quan nội tạng như ruột, dạ dày, gan hoặc ống mật có thể bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật.

Phẫu thuật cắt túi mật có gây ra biến chứng gì về lâu dài?

- Cảm giác khó chịu dai dẳng ở bụng: Một số người cho biết họ có thường hay cảm thấy khó chịu, đầy hơi sau khi làm phẫu thuật cắt túi mật.

- Thoát vị vết mổ: Biến chứng này có thể xảy ra sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm kể từ khi thực hiện phẫu thuật. Những người bị nhiễm trùng vết mổ, người bị thừa cân… sẽ có nguy cơ bị gặp phải biến chứng này cao hơn.

Phẫu thuật cắt túi mật có ảnh hưởng tới khả năng mang thai không?

Phẫu thuật cắt túi mật không ảnh hưởng tới khả năng mang thai hay sinh nở. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, các bác sỹ khuyên bạn nên chờ ít nhất 1 năm trước khi quyết định mang thai để giảm nguy cơ biến chứng thoát vị vết mổ.

Vi Bùi H+ (Theo Businessdailyafrica)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang - hỗ trợ bài sỏi mật

Với thành phần gồm 8 thảo dược quý Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Kim tiền thảo, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác - thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang là sản phẩm sử dụng thích hợp cho người:

- Bị sỏi mật - hỗ trợ giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật.

- Viêm đường mật, viêm túi mật.

- Sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi, hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành sỏi.

- Bị tăng men gan, viêm gan, ăn uống khó tiêu do ứ mật, gan nhiễm mỡ.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam.

Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa