Thói quen uống trà có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Cà phê và trà có tốt cho bệnh nhân hen suyễn và viêm phế quản?
Trà Tích Lan - biểu tượng cho những loại trà chất lượng nhất
Lợi ích sức khỏe tuyệt vời của trà cỏ xạ hương
Hạt nano từ lá trà có thể giúp hỗ trợ điều trị ung thư phổi
Từ đau bụng tới buồn nôn hay say tàu xe, các loại trà tốt cho sức khỏe dưới đây là thứ bạn luôn nên có sẵn trong căn bếp, hoặc trong khi đi xa:
Trà hoa cúc La Mã (Chamomile tea): Giúp ngủ ngon
Trà hoa cúc La Mã là một trong những loại trà phổ biến nhất giúp tăng cường chất lượng giấc ngủ. Loại trà này không chứa caffeine và giàu apigenin. Loại bioflavonoid liên kết với các thụ thể cụ thể trong não, giúp an thần, giảm căng thẳng và thúc đẩy giấc ngủ ngon. Tuy vẫn chưa có nhiều nghiên cứu để xác minh tác dụng an thần này kéo dài đến mức nào khi uống trà hoa cúc, nhưng một nghiên cứu nhỏ vào tháng 6/2017 trên Tạp chí Education and Health Promotion (Ấn Độ) cho thấy chúng có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của người cao tuổi trong viện dưỡng lão.
Một nghiên cứu nhỏ khác được đăng tải trên Tạp chí Advanced Nursing (Mỹ) năm 2016 phát hiện ra rằng những phụ nữ uống trà hoa cúc có thời lượng ngủ nhiều hơn.
Trà bạc hà (Peppermint tea): Hỗ trợ tiêu hóa
Đối với những người phải sống chung với hội chứng ruột kích thích (IBS), trà bạc hà có thể là một phương pháp hỗ trợ điều trị ngắn hạn hiệu quả cho để giảm triệu chứng IBS. Theo một đánh giá được công bố trên Tạp chí Gastroenterology (Mỹ) năm 2014, sau khi xem xét 9 nghiên cứu liên quan tới 726 bệnh nhân, các nhà khoa học cho hay dầu bạc hà có thể giúp cải thiện các triệu chứng IBS. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng chúng lâu dài.
Nếu bạn bị trào ngược acid, thì nên thay thế trà bạc hà bằng trà gừng hoặc hoa cúc, vì bạc hà có thể làm tình trạng này nặng hơn.
Trà gừng (Ginger tea): Giảm buồn nôn
Trà gừng ấm luôn là sự lựa chọn hàng đầu của những người bị say tàu xe và buồn nôn. Từ lâu, các nhà khoa học đã chứng minh tiềm năng của gừng trong việc giảm buồn nôn khi mang thai hoặc nôn do hóa trị liệu.
Một đánh giá được công bố trên Tạp chí Integrative Medicine Insights (Mỹ) năm 2016 cho thấy, tuy không hiệu quả như thuốc và vẫn cần nhiều nghiên cứu để khẳng định, nhưng gừng có thể mang lại một số lợi ích, như giảm đau bụng do đầy hơi.
Matcha trà xanh (Matcha green tea): Giàu chất chống oxy hóa
Trà matcha chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn tổn thương tế bào, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Chromatography (Nhật Bản) năm 2003 đã chỉ ra rằng matcha có mức độ chống oxy hóa cao nhất trong tất cả các loại trà xanh, đặc biệt là catechin. Giống như các loại trà xanh khác, matcha có chứa caffeine, vì vậy bạn nên kiểm soạt lượng tiêu thụ trà này trước khi đi ngủ để tránh nguy cơ bị khó ngủ.
Trà đen (Black tea): Cải thiện sức khỏe xương khớp
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Clinical Nutrition (Mỹ) năm 2015 cho hay uống nhiều trà đen có thể giảm nguy cơ nhập viện do gãy xương ở phụ nữ lớn tuổi. Điều này có thể do các flavonoid đặc biệt có trong trà đen. Đối với những người nhạy cảm với caffeine, bạn có thể thay thế bằng trà đen decaf hay khử caffeine.
Trà xanh (Green tea): Tăng năng lượng
Nếu bạn không phải là “tín đồ” cà phê, trà xanh là một sự lựa chọn hoàn hảo. Mặc dù không chứa nhiều caffeine như cà phê, nhưng trà xanh vẫn cung cấp một lượng caffeine đủ để tăng cường năng lượng.
Theo Mayo Clinic (Mỹ), một tách trà xanh (240ml) cung cấp khoảng 25 - 29mg caffeine, trong khi một tách cà phê đen tương đương có khoảng 95 - 165mg caffeine. Lưu ý, bạn không nên tiêu thụ quá 400mg caffeine mỗi ngày.
Và đừng quên những lợi ích sức khỏe đáng chú ý của trà xanh. Một đánh giá được đăng tải trên Tạp chí Nutrition (châu Âu) năm 2014 cho thấy rằng catechin trong trà xanh có thể giúp cải thiện huyết áp và mức cholesterol.
Bình luận của bạn