Những điều cần biết về xuất huyết dưới da

Phụ nữ, người già và trẻ nhỏ thường dễ bị xuất huyết dưới da

Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn có thể mang thai hay không?

Nguyên nhân do đâu dẫn đến xuất huyết giảm tiểu cầu?

Chẩn đoán xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn cần những xét nghiệm nào?

4 cách đơn giản phòng ngừa sốt xuất huyết hiệu quả

Thông thường trong cơ thể, máu tuần hoàn trong lòng các mạch máu. Một khi máu thoát ra khỏi thành mạch do mạch máu bị tổn thương có thể dẫn đến hiện tượng xuất huyết, biểu hiện trên da bằng những nốt tím hoặc mảng tím hỗn hợp.

Các nốt xuất huyết thường có đường kính vài milimet hoặc to hơn, màu đỏ, bằng phẳng với da, ấn phiến kính hoặc căng da không mất và thường tự biến mất sau 2 – 5 ngày. Những mảng xuất huyết có đường kính lớn hơn 1cm thì màu sắc sẽ biến đổi theo thời gian: Lúc đầu màu đỏ sẫm, sau chuyển sang tím và xanh, cuối cùng thành màu vàng và mất hẳn. Mảng xuất huyết không ngứa, không đau, không nổi gờ…

Xuất huyết dưới da thường là lành tính nhưng không nên chủ quan

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây xuất huyết dưới da tổn thương thành mạch sau chấn thương, chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin C, rối loạn đông máu, nhiễm siêu vi, mắc bệnh về máu, nhiễm kí sinh trùng… Trong một số trường hợp, xuất huyết dưới da có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng nào đó. Do đó, người bệnh nên đi khám tại những cơ sở chuyên khoa về huyết học để tiến hành những xét nghiệm chuyên dùng, các xét nghiệm khảo sát chức năng đông máu và công thức máu để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh.

Đối tượng dễ bị xuất huyết dưới da là phụ nữ, người già và trẻ em. Những vết bầm này có thể tập trung ở bắp đùi, bắp tay do lớp da mỏng hơn nên rất dễ bị tổn thương.

Theo các bác sỹ, dù đa phần những vết bầm tím trên da này là lành tính, song mọi người không nên chủ quan. Nếu thấy xuất hiện nhiều vết tụ máu dưới da mà không có lý do rõ ràng, những vết bầm đã tan ra nhưng lại bị tái phát thường xuyên, vết bầm hơn 2 tuần không tan, kèm theo những triệu chứng như sốt, mệt mỏi, chảy máu răng, máu mũi, rong kinh, đi tiểu ra máu…, cần đi khám ngay tại các bệnh viện để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Hoài Thương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Huyết học