Không nên làm gì khi bị đói?
Ăn tỏi khi bụng đói có tác dụng tuyệt vời, nhưng ít người biết
10 thực phẩm không nên ăn vào buổi sáng khi bụng đói
5 tip đơn giản giúp giảm đầy hơi, trướng bụng
Cách ăn đêm không béo, lại ngủ ngon
Chuyên gia dinh dưỡng Bonnie Taub-Dix, người sáng lập trang web BetterThanDieting.com và tác giả của cuốn sách Read It Before You Eat It: Taking You from Label to Table đã đưa ra một danh sách những điều bạn không nên làm khi bụng đói, bao gồm:
1. Đưa ra một quyết định quan trọng
Cơn đói không chỉ khiến bạn cáu kỉnh mà còn có thể khiến bạn mất kiên nhẫn và bốc đồng.
Trên thực tế, một nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí Psychonomic Bulletin & Review cho thấy cơn đói có thể làm giảm khả năng đưa ra quyết định đúng đắn. Các nhà khoa học lưu ý rằng “có thực mới vực được đạo”, tâm trí chỉ minh mẫn khi bạn được thỏa mãn và no bụng. Vì vậy, đừng đưa ra bất kỳ quyết định quan trọng nào trong khi đang đói.
2. Uống vitamin tổng hợp
Bạn đã bao giờ cảm thấy đau bụng sau khi uống vitamin tổng hợp? Đó có lẽ là vì bạn đã uống chúng khi bụng đói. Một số loại vitamin tổng hợp có tính acid và có thể gây khó chịu cho bụng của bạn. Bổ sung chúng trong và sau bữa ăn có thể giúp làm giảm các khó chịu này.
Ngoài ra, cơ thể chúng ta có thể hấp thụ tốt một số loại vitamin khi kết hợp với bữa ăn. Ví dụ, bổ sung sắt với thực phẩm giàu vitamin C như trái cây họ cam quýt, bông cải xanh hoặc dâu tây sẽ giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Uống vitamin trước khi đi ngủ và khi bụng no cũng là một cách ngăn ngừa các cơn buồn nôn.
Tốt nhất, hãy tham vấn bác sỹ trước khi bổ sung bất cứ loại thực phẩm chức năng nào.
3. Đi chợ
Không nên đi chợ hay tới các cửa hàng thực phẩm bụng đói. Bởi lúc này, ý chí của bạn có thể quá yếu, không thể vượt qua được cám dỗ của các loại thực phẩm “rác” (thực phẩm ít chất dinh dưỡng và có thể gây hại cho sức khỏe), như: Khoai tây chiên, xúc xích, bánh kẹo, nước ngọt…
Tốt nhất, để ngăn ngừa các cơn đói bất chợt, hãy luôn chuẩn bị sẵn món ăn vặt lành mạnh, như: Thanh dinh dưỡng (cân bằng protein, chất béo và carbohydrate), các loại hạt, sữa chua, quả mọng…
4. Đồ uống có cồn
Uống rượu bia khi bụng đói có thể khiến bạn cảm thấy lâng lâng, chóng mặt và mệt mỏi. Đó là vì rượu làm giảm đường huyết. Và nếu bạn không ăn bất cứ thứ gì trong nhiều giờ, uống rượu có thể gây hạ đường huyết nguy hiểm, thậm chí là bất tỉnh.
Bên cạnh đó, uống rượu bia cũng sẽ làm cho bụng dạ cồn cào và bạn sẽ càng cảm thấy thèm ăn hơn.
5. Ăn đồ cay nóng
Không phải ai cũng ăn được đồ cay nóng. Đặc biệt, ăn thức ăn cay khi bụng đói có thể khiến bạn cảm thấy bỏng rát bên trong cơ quan nội tạng. Vì vậy, hãy ăn một thực phẩm nào đó trước khi thưởng thức các món cay. Bạn có thể uống một ly sữa để “tráng” dạ dày, giúp giảm nhiệt và cay.
6. Uống cà phê
Khi uống cà phê vào mỗi sáng mà chưa kịp ăn gì đó, bạn có thể thấy đau bụng nhẹ. Đó là bởi vì cà phê chứa acid gây khó chịu cho dạ dày, đặc biệt đối với những người bị trào ngược acid.
Vì vậy, nếu là “tín đồ” cà phê, nên lắng nghe cơ thể khi tiêu thụ loại đồ uống này. Nếu bạn cảm thấy khó chịu khi uống cà phê vào buổi sáng, hãy ăn gì đó trước khi tiêu thụ chúng.
7. Tập thể dục
Đối với một số người, không ăn trước khi tập thể dục có thể khiến họ cảm thấy chóng mặt, lâng lâng hoặc buồn nôn. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, hãy tiêu thụ một bữa ăn nhẹ hoặc pre-workout trước khi tập thể dục để cung cấp thêm năng lượng và sức bền.
Bình luận của bạn