SDG Challenge 2019: Những giải pháp công nghệ cải thiện khả năng tiếp cận cho người khuyết tật

BTC trao giải cho Top 3 đội xuất sắc nhất tại vong chung kết SDG Challenge 2019

Phát động cuộc thi giải pháp sáng tạo cải thiện tiếp cận cho người khuyết tật

Người cao tuổi dễ bị khuyết tật vận động vì thiếu vitamin K

Phẫu thuật miễn phí cho hơn 20 trẻ bị khuyết tật vận động

Sinh viên Mỹ làm chân giả đi cao gót cho phụ nữ khuyết tật

SDG Challenge 2019 được phát động vào tháng 7 năm 2019, là một phần của các hoạt động Impact Techfest với mục đích cải thiện cuộc sống cho 6,2 triệu người khuyết tật Việt Nam. Cuộc thi được tổ chức bởi Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) hợp tác với Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia (NSSC), trực thuộc Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ (NATEC - MOST).

Với vòng chung kết diễn ra vào trước ngày Doanh nhân Việt Nam, cuộc thi được kì vọng sẽ mang đến sự thúc đẩy một phương thức kinh doanh mới: Doanh nghiệp với phương châm “Không ai bị bỏ lại phía sau”.

Ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học & công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ (NATEC - MOST) cho biết. “Những giải pháp cho người khuyết tật hay những doanh nghiệp do người khuyết tật làm chủ chắc chắn cũng gặp nhiều thách thức. Nhưng nếu chúng ta không bắt đầu, không dám tiến lên từ khó khăn thì chúng ta không có gì cả. Cùng với sự chung tay từ cộng đồng, chúng ta có thể thay đổi được, mang những sáng kiến tạo tác động trở thành hiện thực, thực sự mang đến những giá trị bền vững cho xã hội.”

Bà Catherine Phương - Trợ lý Đại diện Quốc gia UNDP Việt Nam phát biểu tại sự kiện Vòng Chung kết SDG Challenge 2019

Cuộc thi đã tạo cơ hội cho các doanh nhân và Người khuyết tật cùng nhau phát triển các giải pháp đổi mới và đồng thời nâng cao nhận thức về những thách thức mà Người khuyết tật phải đối mặt.

Tại vòng chung kết, 9 đội xuất sắc nhất đã được chọn từ hơn 30 đội thi tiềm năng. Các đội thi đã mang đến những ý tưởng kinh doanh rất sáng tạo để khắc phục các vấn đề về khả năng tiếp cận mà Người khuyết tật phải đối mặt - từ việc sử dụng AI (Trí tuệ nhân tạo) để hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình của họ; đầu kéo xe lăn nhỏ gọn sử dụng pin để di chuyển đường dài cho đến kính công nghệ thông minh giúp người dùng khuyết tật vận động điều khiển các thiết bị điện tử thông qua chuyển động trên khuôn mặt.

Các đội đã trải qua một chương trình ươm tạo chuyên sâu, bao gồm đào tạo phát triển kinh doanh, gặp gỡ các chuyên gia và nhà tài trợ, hỗ trợ trực tuyến từ các chuyên gia và thực hành thuyết trình. Tại vòng chung kết, 9 đội đã trình bày các dự án của họ trước các giám khảo uy tín.

BTC trao giải Top 2 đội xuất sắc nhất cuộc thi

Top 3 của cuộc thi bao gồm các đội: Etic, Goodluck và VunArt đã nhận được tổng cộng 16.000 USD dưới dạng đầu tư phi cổ phần từ UNDP Việt Nam. Top 2 gồm: VunArt và Goodluck sẽ nhận được 01 chuyến đi tham dự TECHFEST Việt Nam tại Hàn Quốc để làm việc với các tổ chức hỗ trợ và các doanh nghiệp khởi nghiệp và các doanh nghiệp tạo tác động xã hội, cũng như kết nối với các nhà đầu tư và chuyên gia để phát triển tiềm năng hợp tác. Chương trình ươm tạo chuyên sâu này dành cho 1 đội thắng cuộc là đội VunArt sẽ do Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia tài trợ (NSSC). Bên cạnh đó còn 01 giải thưởng dành cho đội tiềm năng nhất (Etic) do KisStartup trao tặng.

Phát biểu tại sự kiện Vòng Chung kết, Bà Catherine Phương - Trợ lý Đại diện Quốc gia UNDP Việt Nam và Trưởng phòng Quản trị và Sự tham gia UNDP Việt Nam đã gửi lời cảm ơn các doanh nghiệp đã tham gia cuộc thi và đóng góp hết mình để tìm giải pháp hỗ trợ người khuyết tật.

“Khả năng tiếp cận không chỉ là quyền của người khuyết tật, mà còn là một phương tiện để đảm bảo rằng họ có thể thực hiện tất cả các quyền khác để tham gia đầy đủ vào xã hội. Đó vừa là nhu cầu xã hội, vừa là nhu cầu của thị trường, như chúng ta thấy các công ty khởi nghiệp phát triển các sản phẩm và dịch vụ cho người khuyết tật và phát triển cơ sở tiêu dùng của họ”, bà Catherine Phương chia sẻ.

Vụn Art (VunArt) với người sáng lập là anh Cường, một người bị khuyết tật dạng nhẹ. Vụn Art cung cấp các sản phẩm thủ công mỹ nghệ (túi, tranh ghép vải,..) cũng như dịch vụ trải nghiệm làm thủ công cho khách du lịch và học sinh. Tại Vụn Art, người lao động hầu hết đều là người khuyết tật ở các dạng khác nhau. Mỗi dạng khuyết tật sẽ làm việc tương ứng với với năng lực và được trả công tương ứng cùng với đóng bảo hiểm theo quy định nhà nước.

Etic được sáng lập bởi anh Tích, một kỹ sư cơ khí. Anh sinh ra là một người lành lặn nhưng tai nạn giao thông đã cướp đi cơ hội tự do đi lại của anh. Trải qua sự bất tiện trong di chuyển, đặc biệt là di chuyển đường dài, anh Tích đã tự tìm hiểu và ứng dụng những kiến thức của mình để sản xuất ra đầu kéo xe lăn hiệu Etic. Etic sản xuất và phân phối đầu kéo riêng biệt, có thể dễ dàng tháo lắp với xe lăn. Đầu kéo gọn nhẹ, có trang bị pin dự phòng để di chuyển đường dài.

Goodluck là một đội có xuất phát từ cuộc thi sáng tạo thuộc mảng csr của doanh nghiệp công nghệ MTI. Với mục tiêu xây dựng công nghệ hỗ trợ giao tiếp cho người khiếm thính trong đời sống thường ngày, Goodluck đã phát triển thiết bị cảm biến nhận diện ngôn ngữ ký hiệu và hỗ trợ giao tiếp. Hiện tại nhóm đã chuyển được ngôn ngữ ký hiệu sang dạng văn bản. Trong quá trình tiếp theo kì vọng xây dựng dịch ngôn ngữ hai chiều.
Nguyên Hương H+ (Ảnh: UNDP Việt Nam)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn