4.4. TRẺ BỊ DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ
Giới thiệu
Phần lớn các trường hợp tử vong do dị vật đường thở xẩy ra ở lứa tuổi tiền học
đường. Hiển nhiên là mọi thứ trẻ đều có thể hít phải. Chẩn đoán thường hiếm khi
rõ ràng nhưng phải nghi ngờ khi trẻ khởi phát bệnh với các dấu hiệu suy hô hấp
đột ngột, ho, nôn oẹ và thở rít. Tắc nghẽn đường thở có thể xảy ra do nhiễm
khuẩn như viêm nắp thanh môn và viêm thanh quản. Trong những trường hợp này,
mọi nỗ lực làm giảm tắc nghẽn bằng các kỹ thuật được mô tả sau đây đều rất nguy
hiểm. Những trẻ bị tắc nghẽn đường thở do nhiễm khuẩn hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn
và những trẻ tắc nghẽn không rõ nguyên nhân nhưng vẫn tự thở cần được đưa ngay
tới bệnh viện.
Những phương pháp vật lý làm thông đường thở được mô tả sau đây chỉ nên tiến
hành nếu:
- Dị vật đường thở được chẩn đoán rõ (được chứng kiến hoặc nghi ngờ nhiều), trẻ
không ho được và khó thở tăng dần, mất ý thức hoặc xuất hiện ngừng thở.
- Tư thế ngửa đầu/nâng cằm và ấn hàm để làm thông đường thở không có kết quả ở
trẻ ngừng thở. (Trình tự tiến hành được chỉ dẫn theo hình 4.12)
Nếu trẻ ho được thì nên khuyến khích trẻ ho. Không nên can thiệp, trừ khi ho
không có hiệu quả (ho yếu) hoặc đứa trẻ mất ý thức. Ho tự nhiên thường có hiệu
quả hơn bất kỳ nghiệm pháp nào. Ho có hiệu quả được nhận ra bởi các dấu hiệu
như trẻ có thể nói, khóc hoặc thở giữa những lần ho. Trẻ vẫn tiếp tục được đánh
giá và không nên để trẻ một mình. Các can thiệp chỉ tiến hành khi trẻ ho không
hiệu quả, trẻ không thể khóc, nói, thở hoặc nếu trẻ tím và dần mất ý thức. Hãy
gọi hỗ trợ và bắt đầu các can thiệp cho trẻ.
Trẻ nhũ nhi
Ấn bụng trẻ nhũ nhi có thể gây chấn thương nội tạng. Vì vậy, ở lứa tuổi này nên
phối hợp động tác vỗ lưng và ấn ngực để loại bỏ dị vật.
Đặt trẻ dọc theo cánh tay người cấp cứu, đầu thấp, người cấp cứu đặt tay dọc
lên đùi mình, bàn tay giữ vào cằm trẻ giúp cho đường thở được mở ra và đạt trẻ
ở tư thế trung gian và dùng gót bàn tay còn lại vỗ lên lưng trẻ 5 lần
Nếu dị vật không bật ra, lật ngược trẻ lại, đặt nằm dọc trên đùi vẫn ở tư thế
đầu thấp. Ấn ngực 5 lần tại vị trí ép tim với tần suất 1 lần/giây. Nếu trẻ quá
lớn không sử dụng được kỹ thuật 1 tay như đã mô tả ở trên thì đặt trẻ nằm ngang
trên đùi người ngồi cấp cứu và làm cùng biện pháp. Kỹ thuật này được mô tả ở
hình 4.13 và 4.14.
Sử dụng kỹ thuật vỗ lưng và ấn ngực như ở trẻ nhũ nhi để loại bỏ dị vật , ấn bụng có thể gây ra chấn thương bụng. Kỹ thuật vỗ lưng có thể sử dụng ở trẻ nhũ nhi (hình 4.15)
Vỗ lưng trẻ nhỏ
Nếu trẻ thở có hiệu quả đặt trẻ ở tư thế hồi phục và tiếp tục theo dõi nạn nhân
Trẻ nhỏ bị hôn mê hoặc trẻ lớn có dị vật đường thở gây chèn ép
- Kêu hỗ trợ
- Đặt trẻ nằm ngữa trên nền cứng
- Mở miệng đứa trẻ và thử lấy những dị vật nhìn thấy được ra
- Mở thông đường thở và thử hà hơi thổi ngạt 2 lần, mở thông lại đường thở nếu
lồng ngực không di động sau khi thổi ngạt
- Bắt đầu ép tim kể cả khi thổi ngạt không có tác dụng
- Tiếp tục tiến hành cấp cứu cơ bản trong 1 phút, sau đó gọi hỗ trợ lại nếu
chưa thấy ai đến.
- Mỗi lần hà hơi thổi ngạt lại xem lại trong miệng trẻ có dị vật gì nhìn thấy
được không và lấy dị vật ra ngoài, Cần cẩn trọng không đẩy dị vật vào sâu hơn
và tránh làm tổn thương mô mềm.
- Khi đã giải thoát được tắc nghẽn dị vật, nạn nhân vẫn cần được thông khí tiếp
tục nếu chưa tự thở được hoặc cần tiến hành đồng thời cả thông khí và ép tim
nếu chưa thấy dấu hiệu hồi phục của tuần hoàn. Có thể cần đến cấp cứu nâng cao.
Nếu trẻ tự thở được, cho trẻ nằm ở tư thế hồi phục và tiếp tục theo dõi trẻ.
4.5. TỔNG HỢP
Bình luận của bạn