Những lưu ý khi cho trẻ ăn, mẹ nào cũng nên biết

Những miếng thức ăn to có thể gây nghẹt thở cho trẻ. Ảnh minh họa

Núm vú giả gây nghẹt thở cho trẻ

Thực phẩm cần tránh cho bé từ 12 đến 24 tháng

Sữa ít béo: Hầu hết trẻ nhỏ đều cần chất béo và calorie của sữa nguyên chất để tăng trưởng và phát triển. Khi con bạn tròn 2 tuổi (nếu bé không có vấn đề về tăng trưởng), bạn có thể bắt đầu cho trẻ uống sữa ít chất béo, nếu muốn). Tuy nhiên, nếu con bạn có nguy cơ bị béo phì, bác sĩ có thể sẽ giới thiệu cho con của bạn sữa ít béo trước 2 tuổi.

Tránh nguy cơ nghẹt thở cho bé

Trẻ nhỏ rất dễ bị nghẹt thở khi nuốt phải miếng thức ăn to, vì chúng sẽ bị kẹt trong cổ họng. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyên bạn nên cắt thức ăn thành từng những miếng nhỏ, khoảng hơn 1/2 inch (khoảng 1 cm). Ví dụ, bạn nên cắt nhỏ trái cây như: Nho, cà chua, anh đào và dâu tây và cắt nhỏ thịt, rau và pho mát trước khi cho bé ăn.

Rau tươi: Các loại thực phẩm như: Cà rốt, cần tây, bông cải xanh, bạn nên cắt nhỏ, hoặc cắt thành từng miếng nhỏ hơn hoặc bằng 1cm, trước khi nấu cho bé ăn. 

Hạt trong các loại quả và hạt: Đối với những loại quả có hạt như: Dưa hấu, đào, mận và quả anh đào, bạn cần loại bỏ hạt, trước khi cắt nhỏ cho bé ăn.  

Các loại hạt: Hạt hướng dương, hạt bí, nó có thể không khiến bé bị nghẹt thở, nhưng nó có thể gây khó chịu và nhiễm trùng, khi chúng bị kẹt trong đường thở. 

Thực phẩm cứng, hoặc giòn: Hạt dẻ, bỏng ngô và bánh quy, kẹo đều là những mối nguy hiểm gây nghẹt thở cho bé. Vì thế, bạn cần thẩn thận khi cho trẻ ăn.

Thực phẩm dính: Nhai kẹo cao su và thực phẩm dính như: Thạch, hay kẹo cao su, trái cây khô cũng có thể khiến chúng bị mắc trong cổ họng bé. Vì thế chúng cũng là mối nguy hiểm, gây nghẹt thở cho bé.

Ngoài ra, lạc và các loại hạt khó nuốt khác cũng gây cho trẻ nghẹt thở. Vì thế, nếu cho trẻ ăn bánh mì, bánh quy giòn, bạn không nên trang trí các loại hạt lên trên. Thay vào đó, bạn nên cắt lát các loại quả dễ ăn, dễ nuốt như: Táo, dưa hấu… cho bé ăn.

Cần tránh cho trẻ từ 24 đến 48 tháng

Mặc dù ở độ tuổi này, bé đã lớn hơn và có thể ăn được nhiều loại thức ăn, nhưng bé vẫn dễ bị nghẹt thở do thức ăn. Vì thế, khi trẻ đang ăn, bạn không nên khuyến khích trẻ đi bộ, nói chuyện, xem ti vi, nằm xuống, hoặc làm bất cứ điều gì khác trong lúc ăn mà có thể khiến trẻ phân tâm khỏi bữa ăn.

Thực phẩm cần tránh cho trẻ 4 đến 5 năm

 Ngoài việc không làm cho trẻ phân tâm khi ăn, giai đoạn này, bạn cũng cần theo dõi xem trẻ thường hay dị ứng đối với loại thực phẩm nào, đặc biệt là: Trứng, sữa, đậu phộng, lúa mì, đậu nành, các loại hạt cây, cá và động vật có vỏ…

Nếu con của bạn đã bị dị ứng với thực phẩm nào đó, bạn nên đợi vài ngày sau hãy lên thực đơn mới cho bé để đảm bảo chắc chắn rằng, con của bạn không dị ứng với thức ăn. Điều này sẽ tránh được tình trạng bé bị dị ứng liên tiếp với thực phẩm mới, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé. 

Thịnh Nguyễn (Theo babycenter)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa