Những lưu ý quan trọng khi trị thủy đậu tại nhà

Thủy đậu khởi phát đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước toàn thân

Bị thủy đậu nên kiêng gì giúp mau lành vết thương, ngăn ngừa sẹo thâm?

Thủy đậu và những biến chứng nguy hiểm với sức khỏe

Trẻ bị thủy đậu kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

Phòng ngừa thủy đậu lây lan bằng cách nào?

Biến chứng thủy đậu

Thủy đậu (hay còn gọi trái rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus có tên Varicella gây ra. Bệnh biểu hiện bằng sốt và phát ban dạng nốt phỏng, thường diễn biến lành tính. Tuy nhiên ở người có suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, thủy đậu có thể tiến triển nặng dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng:

- Sẹo: Các vết mụn nước thủy đậu có thể trầy xước, bong tróc gây viêm nhiễm, sưng tấy (thường bội nhiễm do tụ cầu vàng, liên cầu gây mủ). Ngay cả sau khi khỏi bệnh, các mụn thủy đậu này cũng để lại sẹo sâu trên da (sẹo rỗ), rất khó hồi phục.

- Viêm tai, viêm tai ngoài, viêm tai giữa: Các mụn rộp của thủy đậu có thể mọc trong tai, gây viêm nhiễm.

Viêm não là các biến chứng thủy đậu có thể nguy hiểm đến tính mạng

Viêm não là các biến chứng thủy đậu có thể nguy hiểm đến tính mạng

- Viêm màng não: Biến chứng thường gặp ở trẻ em, thường xuất hiện khoảng 21 ngày sau khi phát ban. Các triệu chứng đi kèm gồm sốt cao, hôn mê, co giật, rối loạn tri giác, rung giật nhãn cầu. Biến chứng này có thể gây tử vong nếu không chữa trị kịp thời.

- Viêm phổi: Là biến chứng nguy hiểm nhất của thủy đậu, thường gặp ở người lớn, đặc biệt là phụ nữ mang thai.

Điều trị thủy đậu như thế nào?

Bệnh thủy đậu hiện nay chưa có thuốc đặc trị, chủ yếu điều trị bằng các phương pháp hỗ trợ: Hạ sốt, chăm sóc tổn thương da. Người bệnh có thể tự điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sỹ:

- Điều trị hạ nhiệt bằng paracetamol. Tránh dùng aspirin khi trẻ bị sốt, bởi aspirin có thể thúc đẩy hội chứng Reye gây ra hiện tượng phù não, thoái hóa tế bào thần kinh não, suy gan...

- Điều trị với thuốc kháng histamin nếu người bệnh ngứa tại nơi tổn thương da.

- Các trường hợp bị biến chứng cần điều trị nội trú tại bệnh viện theo đúng liệu trình của bác sỹ. Chỉ sử dụng kháng sinh theo chỉ định khi người bệnh thủy đậu có biến chứng bội nhiễm tổn thương da hoặc tại các cơ quan khác. 

Cha mẹ nên giữ da trẻ sạch sẽ và khô thoáng, không để trẻ cào gãi

Cha mẹ nên giữ da trẻ sạch sẽ và khô thoáng, không để trẻ cào gãi

- Chăm sóc các tổn thương da: Cần xử lý tốt các nốt phỏng, loét thủy đậu để ngăn ngừa bội nhiễm. Da cần được giữ khô và sạch, không để trẻ nhỏ gãi, cào vết thương. Có thể sử dụng thuốc sát khuẩn tại chỗ: Thuốc chứa muối nhôm acetat, chấm dung dịch xanh-methylen hoặc thuốc tím 1/4000.

Trong suốt thời gian bị thủy đậu, người bệnh nên mặc quần áo vải mềm, sạch sẽ. Vệ sinh răng miệng, mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Người bệnh nên được cách ly khỏi những đối tượng có hệ miễn dịch yếu (bà bầu, trẻ nhỏ) trong nhà để tránh lây nhiễm.

Ngoài ra, để ngăn ngừa các biến chứng thủy đậu, giải pháp đang được giới chuyên gia đánh giá cao là sử dụng bộ đôi thảo dược “trong uống - ngoài bôi” gồm cốm hòa tan hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và gel bôi ngoài da chứa nano bạc (thành phần chính) hỗ trợ sát khuẩn, làm lành nhanh các tổn thương, kích thích tái tạo tế bào da mới.

 

Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã cho thấy, chỉ cần một lượng nano bạc rất nhỏ cỡ 1mg/L đã tiêu diệt được vô số vi sinh vật gây bệnh mà không gây tình trạng kháng thuốc. Đặc biệt, theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam cho thấy, có 96% người dùng hài lòng và rất hài lòng về sản phẩm gel chứa nano bạc.

Như vậy, bộ đôi sản phẩm thảo dược này là giải pháp vừa hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch từ bên trong, lại giúp các tổn thương trên da nhanh lành, ngăn ngừa sẹo hình thành nên rất phù hợp cho những trường hợp bị thủy đậu hoặc mắc các bệnh ngoài da do virus.

Để phòng ngừa các biến chứng thủy đậu khi trị bệnh tại nhà, cha mẹ hãy lưu ý đến chế độ dinh dưỡng và vệ sinh cho trẻ, đồng thời đừng quên cho con sử dụng bộ đôi sản phẩm thảo dược mỗi ngày.

Trang Vũ

 

Bộ đôi “trong uống - ngoài bôi” nhân đôi tác dụng cốm Subạc và gel Subạc

bodoisubac

Cốm Subạc chứa thành phần: L-Lysine kết hợp với cao lá Neem, cao lá xoài, cao bạch chỉ, cao nhọ nồi, cao tạo giác thích, vitamin C, kẽm gluconate, kali iodid… hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm triệu chứng và làm lành vết thương. Sản phẩm dùng cho trẻ em và người lớn suy giảm sức đề kháng, có nguy cơ mắc các biểu hiện ngoài da do virus, người bị viêm loét niêm mạc miệng do virus.

Gel Subạc chứa thành phần chính là nano bạc kết hợp với chitosan, dịch chiết neem (xoan Ấn Độ) có tác dụng làm sạch da, kháng khuẩn, chăm sóc và bảo vệ da, làm dịu da khi bị: Rôm sảy, mụn nhọt, zona, viêm da, herpes, thủy đậu, bỏng, bị sưng tấy do muỗi/côn trùng đốt... góp phần kích thích tái tạo tế bào da mới và ngăn ngừa sẹo.

Sản phẩm Cốm Subạc được phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu

Địa chỉ: 171 Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội

Liên hệ: 024.38461530 - 028.62647169.

GPQC cốm Subạc: 01329/2019/ATTP-XNQC

Sản phẩm gel Subạc được phân phối bởi Công ty TNHH Mỹ phẩm Spaphar.

Địa chỉ: 173 Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội

Liên hệ: 024.37757240.

GPQC gel Subạc: 17/2020/XNQCMP-YTHN

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp