Những nguyên nhân gây khàn giọng, khản tiếng
Thường xuyên bị khản tiếng là vì sao?
Trẻ thường xuyên bị viêm họng, khản tiếng có nên dùng Tiêu Khiết Thanh?
Làm thế nào để hết viêm họng, khản tiếng?
Stress – “thủ phạm” giấu mặt gây khản tiếng
Dị ứng
Dị ứng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây khàn giọng. Khi bạn tiếp xúc với các chất có thể gây dị ứng như phấn hoa, bụi, hoặc lông mèo... những nếp gấp thanh quản sẽ xảy ra các phản ứng dị ứng và gây ra tình trạng viêm, sưng. Khi các nếp gấp thanh quản bị sưng lên sẽ ảnh hưởng đến giọng nói của bạn và khiến bạn bị khàn giọng, khản tiếng.
Vấn đề về thần kinh
Một số vấn đề về thần kinh cũng có thể gây nhiễu các tín hiệu được gửi vào giữa não và các dây thanh âm. Điều gây có thể gây ra những thay đổi đáng chú ý trong giọng nói của bạn. Một số vấn đề về thần kinh như liệt thanh quản thần kinh, bệnh Parkinson, bệnh nhược cơ... là những thủ phạm có thể khiến bạn bị khàn giọng.
Nghề nghiệp
Một số nghề yêu cầu phải nói nhiều cũng là nguyên nhân gây khàn giọng
Những người làm một số ngành nghề nhất định như giảng viên, phát thanh viên, giáo viên... thường xuyên phải nói nhiều hơn những người khác. Việc nói quá nhiều và không có thời gian nghỉ ngơi có thể gây viêm thanh quản cấp tính và khiến giọng nói bị khàn và biến dạng.
Suy giáp
Phụ nữ bị suy giáp thường có chất giọng khàn. Những thay đổi về nội tiết tố liên quan đến tuyến giáp làm tăng độ dày của những nếp gấp thanh quản. Điều này sẽ tác động trực tiếp vào giọng nói của bạn và gây khản tiếng.
Khối u ung thư
Rung động của dây thanh âm cũng có thể bị ảnh hưởng nếu bạn đang có một khối u ung thư ngày càng phát triển. Những khối u này làm gián đoạn các rung động cần thiết cho việc sản xuất giọng nói, khiến giọng nói bị khàn. Bên cạnh đó, thói quen hút thuốc trong thời gian dài cũng có thể gây kích ứng những nếp gấp thanh quản. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng có thể gây ra bệnh ung thư thanh quản.
Bình luận của bạn