Những nhóm người nên hạn chế ăn vải

Phụ nữ mang thai nên cân nhắc khi ăn vải

Công thức dưỡng tóc từ quả vải cho tóc mọc nhanh, dày mượt

Cách làm thức uống “thơm ngon mát lành” từ quả vải

Quả vải và những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

Cách ăn quả vải tránh gây hại cho sức khỏe

Theo bác sỹ Tạ Tùng Duy, Viện Y học Ứng dụng Việt Nam chia sẻ trên Tuoitre.vn, trong 100gr quả vải thiều tươi có 66 calo; 16,5gr carbohydrate; 0,8gr chất đạm; 15,2gr đường; 0,4gr chất béo; 1,3gr chất xơ... Vải cũng rất giàu vitamin C và các loại khoáng chất như: Kali, đồng... Vì vậy, loại quả này có thể mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, do vải có tính nóng, vị ngọt và chứa nhiều đường nên một số người cần hạn chế. Cụ thể: 

- Người đái tháo đường: Vải tươi chứa hàm lượng đường cao, vì vậy khi ăn nhiều sẽ gây cảm giác no, đầy và khi đó không thể ăn được các loại tinh bột, gây hạ đường huyết. Khi đó, gan sẽ không thể chuyển hóa hết được frucotose, lúc đó lượng đường trong máu sẽ tăng cao bất thường.

- Người bị thừa cân: Vải chứa nhiều hợp chất pectin, chất xơ giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả. Lượng đường từ vải hấp thụ vào cơ thể nhiều đáng kể, khiến cơ thể tích tụ nhiều mỡ thừa, đồng thời giữ nước trong cơ thể làm các cơ quan dễ bị phù nề, thừa cân.

- Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai thường rất dễ mắc bệnh đái tháo đường, đặc biệt những người đã có tiền sử bị đái tháo đường hoặc thừa cân. Lượng đường trong vải rất cao vì vậy thai phụ nên cân nhắc trước khi ăn. Ngoài ra, quả vải còn có tính nóng nên dễ gây nóng gan, đau rát lưỡi họng, thậm chí là gây buồn nôn, nôn

- Người mắc bệnh tự miễn: Bệnh tự miễn dịch là hiện tượng hệ miễn dịch rối loạn, chúng tấn công các tế bào lành tính xung quanh và làm tổn thương cơ thể. Trong khi đó, vải chứa nhiều vitamin C và hoạt chất chống oxy hóa mạnh. Vì thế, với người mắc bệnh tự miễn dịch, ăn nhiều vải sẽ làm tăng các triệu chứng bệnh như đa xơ cứng tế bào thần kinh, lupus, viêm khớp dạng thấp.

- Người đang đói: Ăn vải tươi khi đói sẽ khiến trong cơ thể đột ngột bị ngấm quá nhiều đường có thể gây viêm nhiệt hoặc say với các triệu chứng như: Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn. Tốt nhất, bạn nên ăn vải sau bữa cơm.

Thực hư việc ăn vải gây bệnh viêm não Nhật Bản?

Lâu nay nhiều thông tin truyền tai nhau cho rằng "ăn nhiều vải sẽ bị viêm não Nhật Bản". TS. Nguyễn Văn Dũng - Trưởng Khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương chia sẻ trên Phunuvietnam.vn, đây chỉ là tin đồn không chính xác và không có căn cứ khoa học. Theo chuyên gia, thông tin suy diễn này bắt nguồn từ sự trùng lặp thời điểm mùa vải và mùa bệnh viêm não Nhật Bản.

Viêm não Nhật Bản là bệnh cấp tính do virus gây ra, làm tổn thương nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương. Ổ chứa virus viêm não Nhật Bản trong tự nhiên như: Chim, lợn, trâu bò, ngựa, dê...  Căn bệnh này không lây truyền trực tiếp từ người sang người hoặc từ động vật sang người mà lây truyền thông qua muỗi đốt. Muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản chủ yếu sinh sản ở môi trường nước trong, thường ở ruộng lúa nước, nhất là ở ruộng mạ và phát tán rộng trên cánh đồng, nên thường gọi là muỗi đồng ruộng. Ở nước ta, loài muỗi này có nhiều ở miền Bắc, phát triển vào những tháng mùa Hè, nắng nóng có mưa nhiều, cao điểm đúng vào tháng 6, tháng 7 mùa vải chín. Do đó, TS. Dũng khẳng định: "Việc ăn quả vải không liên quan gì đến lây truyền bệnh viêm não Nhật Bản".

 
Lê Tuyết (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp