Những phát hiện mới nhất về biến thể Omicron

Những phát hiện mới nhất về biến thể Omicron mà chúng ta được biết cho đến nay.

Bộ Y tế tăng cường các biện pháp chống dịch, đề phòng biến chủng Omicron

Omicron tăng nhanh ở "tâm dịch" Nam Phi và đã xuất hiện ở Đông Nam Á

Chuyên gia y tế đánh giá về nguy cơ biến thể Omicron vào Việt Nam

"Siêu biến thể" Omicron đang lan ra nhiều quốc gia trên thế giới

Phát hiện được được trình bày trong buổi họp nội các chính phủ Anh ngày 7/12, trong bối cảnh ca nhiễm biến chủng Omicron tại nước này tăng từ 101 lên 437 trong một ngày.

Phiên bản biến chủng “tàng hình” này có nhiều điểm chung với Omicron tiêu chuẩn, nhưng thiếu một biến đổi di truyền khiến nó không thể được phát hiện bằng xét nghiệm PCR trong phòng thí nghiệm.

Biến chủng này vẫn được phát hiện là virus SARS-CoV-2 qua tất cả xét nghiệm thông thường và có thể được xác định là biến chủng Omicron thông qua kiểm tra bộ gene. Tuy nhiên, việc xét nghiệm PCR thông thường không thể giúp phát hiện sớm dấu hiệu của biến chủng Omicron.

Các nhà nghiên cứu cho biết còn quá sớm để biết liệu dạng biến chủng Omicron mới có lây lan theo cách giống như biến chủng Omicron tiêu chuẩn hay không, nhưng phiên bản "tàng hình" có khác biệt về mặt di truyền và do đó có thể hoạt động khác.

Biến chủng "tàng hình" lần đầu tiên xuất hiện trong các bộ gene virus từ Nam Phi, Australia và Canada thời gian gần đây, nhưng có thể nó đã lây lan rộng rãi hơn. Trong số 7 trường hợp được xác định đến nay, không có trường hợp nào là người Anh.

Việc phát hiện phiên bản mới của Omicron khiến các nhà nghiên cứu tách biến chủng thành hai dòng: dòng tiêu chuẩn BA.1 và dạng mới hơn, gọi là BA.2.

“Có hai dòng trong biến chủng Omicron, BA.1 và BA.2, khá khác biệt về mặt di truyền”, giáo sư Francois Balloux, Giám đốc Viện Di truyền Đại học London, cho biết. "Hai dòng này có thể có những biểu hiện khác nhau".

Hiện chưa rõ vì sao phiên bản mới này xuất hiện. Tuy nhiên đặc tính "tàng hình" khiến các nhà khoa học lo ngại nó có thể âm thầm lây lan ở những nơi chỉ tập trung xét nghiệm PCR.

WHO: Omicron có thể không gây triệu chứng nặng hơn

Giám đốc đáp ứng khẩn cấp của WHO Michael Ryan trả lời phỏng vấn báo chí. Ảnh: AFP.

Giám đốc đáp ứng khẩn cấp của WHO Michael Ryan trả lời phỏng vấn báo chí. Ảnh: AFP.

Trong cuộc phỏng vấn hôm 7/12 tại Geneva (Thụy Sĩ), Tiến sĩ Michael Ryan, Giám đốc điều hành Chương trình Y tế Khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, biến thể Omicron dường như không gây bệnh nặng hơn các biến thể COVID-19 trước đó và 'rất khó có khả năng' né tránh hoàn toàn hiệu quả bảo vệ của vaccine.

Theo đó, Hãng tin AFP dẫn lời ông Michael Ryan cho biết, dù vẫn còn nhiều điều chưa biết về biến thể mới xuất hiện và có nhiều đột biến này, nhưng dữ liệu ban đầu cho thấy Omicron không gây bệnh nặng hơn Delta hay các biến thể khác.

"Dữ liệu sơ bộ không cho thấy biến thể này gây bệnh nặng hơn. Thực tế, khuynh hướng có vẻ ít nặng hơn", ông Ryan nói. Tuy nhiên, ông Ryan nhấn mạnh "chúng ta phải rất cẩn thận khi diễn giải dấu hiệu đó" và cho rằng cần phải nghiên cứu thêm về Omicron.

Tiến sĩ Michael Ryan cũng thừa nhận có khả năng các loại vaccine hiện nay có thể kém hiệu quả hơn đối với biến chủng Omicron, vốn có hơn 30 đột biến trên protein gai, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy Omicron có thể hoàn toàn "né" được khả năng bảo vệ từ vaccine.

"Vaccine hiện tại có hiệu quả với mọi biến chủng, giảm nguy cơ bệnh nặng và nhập viện", chuyên gia dịch tễ 56 tuổi nói, đề cập tới các dữ liệu ban đầu ở Nam Phi. Dữ liệu ban đầu từ Nam Phi chỉ ra rằng biến chủng mới có khả năng lây truyền cao hơn các chủng trước đó. Tiến sĩ Ryan cho rằng đây không phải là điều bất ngờ.

"Khi bất kỳ biến chủng mới nào xuất hiện, nó có xu hướng dễ lây lan hơn, bởi vì nó phải cạnh tranh với các biến chủng trước đó", ông nói, đồng thời cho biết thêm Omicron có thể "qua mặt" Delta và thành chủng thống trị.

Ngoài ra, cũng có những dấu hiệu cho thấy việc tái nhiễm COVID-19 với biến thể Omicron phổ biến hơn ở những người đã tiêm chủng hay mắc COVID-19 ở các đợt bùng dịch với các biến thể trước đó. Tuy nhiên, ông Ryan cho biết, điều chúng ta quan tâm không phải là việc tái nhiễm COVID-19 với biến thể Omicron, mà là việc các ca tái nhiễm có triệu chứng nặng hay nhẹ hơn.

Tiến sĩ Michael Ryan cũng khẳng định, biến chủng mới nào cũng vẫn là COVID-19, nên biện pháp đối phó không thay đổi, trong đó có tiêm chủng, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách. "Virus không thay đổi bản chất của nó", ông nói. "Luật chơi vẫn vậy".

Biến chủng Omicron lần đầu được các nhà khoa học Nam Phi công bố với thế giới vào ngày 24/11, tính đến nay, hơn 40 quốc gia đã báo cáo các ca bệnh liên quan đến biến thể này. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 3/12 cho biết chưa nơi nào trên thế giới báo cáo có người tử vong vì nhiễm biến chủng Omicron. Những người được xác định dương tính với biến chủng này cho tới nay đều chỉ có triệu chứng nhẹ. Các nhà khoa học trên khắp thế giới vẫn đang nỗ lực "chạy đua" với thời gian để giải mã về mức độ nguy hiểm thực sự của biến chủng này.

 
Hiệp Nguyễn (Theo The Guardian/AFP)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn