Những vết rạn da luôn là nỗi ám ảnh đối với phụ nữ
Rạn da: Những nguyên nhân khác nhau
Nhìn chung, những sợi đàn hồi dưới da rất mong manh và rất dễ dẫn đến tình trạng rạn da. Nhưng cũng có một vài những nguyên nhân khác cho sự xuất hiện của chúng:
- “Vấn đề về nội tiết đóng vai trò hàng đầu dẫn đến rạn da”, Akram Talab, người đứng đầu nhóm nghiên cứu Guinot cho biết. “Khi cơ thể tăng cường tiết ra corticosteroid dẫn đến xuất hiện nồng độ cao các sợi nguyên bào (các tế bào hỗ trợ các mô liên kết) và giảm sản sinh ra Collagen. Kết quả là da bị mất tính đàn hồi và những quãng đàn hồi nhỏ bị phá vỡ”. Yếu tố hormone đóng một vai trò quan trọng, nên sự rạn da rất hiếm khi xáy ra ở nam giới. Trong khi da của phụ nữ thì mỏng hơn nên dễ bị rạn da hơn.
- Sự tăng cân nhanh chóng, đặc biệt là trong quá trình mang thai, hoặc sự co giãn của da kéo dài trong độ tuổi thiếu niên cũng chịu trách nhiệm cho sự xuất hiện của những vết rạn da.
- “Cuối cùng, di truyền cũng đóng vai trò chủ yếu”, theo ông Talab. Tuy nhiên cũng có những người không hề bị rạn da. Ví dụ như “màu sắc của da không phải là một nhân tố dẫn đến rạn da. Độ dày của da cũng đóng một vai trò thiết yếu. Cấu tạo biểu bì da dày hơn (sẽ chứa nhiều sợi đàn hồi hơn), nên sẽ ít bị rạn da hơn” Ông Talb giải thích thêm.
Rạn da dễ xuất hiện tại những vị trí nào trên cơ thể?
Một số khu vực nhảy cảm của cơ thể dễ xuất hiện rạn da như: “Ở chân (đặc biệt là đầu gối) tập trung nhiều các sợi đàn hồi vì phải cử động nhiều rất dễ dẫn đến những vết rạn. Đối với phụ nữ mang thai, tập trung chủ yếu ở phần bụng và ngực”, và ở độ tuổi thiếu niên thì những vết rạn da tím có thể xuất hiện trên ngực, đùi hoặc mông.
Những vết rạn màu hồng, màu tím hoặc màu trắng: Sự biến chuyển màu sắc của những vết rạn.
Bản chất của những vết rạn là sự thiếu thẩm mỹ trầm trọng. Bên cạnh đó, màu sắc của những vết rạn có thể sẽ chuyển từ màu hồng sang màu tím và theo thời gian sẽ thành những vệt trắng trên da. Độ sâu và màu sắc của những rãnh rạn thể hiện cho sự phát triển của chúng. “Những sau một thời gian nhất định, độ sâu ổn định, các sợi đàn hồi trở nên cứng và tạo thành những “vết sẹo”, dẫn đến những vết rạn da có màu trắng”, Ông Talb cho hay.
Nếu sau một thời gian, những vết rạn trở nên ổn định thì việc che dấu chúng sẽ gặp không ít khó khăn.
Làm thế nào để ngăn ngừa và điều trị những vết rạn da?
Phu nữ cần phải chú ý giữ ẩm cho da của mình trong thời gian có sự thay đổi nội tiết tố: ở độ tuổi thanh thiếu niên, mãn kinh và đang mang thai.Những chất Hydrat hóa thích hợp sẽ làm mềm da.
“Để chống rạn da, sử dụng những biện pháp kích thích sự phát triển của sợi đàn hồi sẽ làm tăng độ dày của da là một cách rất hữu ích. Đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai, sử dụng những phương pháp điều trị thích hợp kích hoạt những sợi nguyên bào sản sinh Collagen. Để thấy được sự hiệu quả sau điều trị, hãy so sánh kết quả lâm sàng về số lượng của các sợi đàn hồi trước và sau điều trị”, Giám đốc nhóm nghiên cứu Guinot cho hay.
“Giống như những khiếm khuyết, vết rạn da gần như là những vết sẹo trên bề mặt da mà khi chúng xuất hiện sẽ rất khó để xóa hết 100%. Tuy nhiên, chúng ta có thể làm mờ chúng. Biện pháp massage sẽ làm lưu thông máu dưới những vết rạn. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng những cách thức làm tăng lượng Collagen và dưỡng ẩm cho da thì bạn cũng sẽ làm giảm sự xuất hiện của những vết rạn, nhưng những phương pháp điều trị sẽ không làm chúng biến mất hoàn toàn”, Ông Talab đưa ra lời khuyên.
Bình luận của bạn