Cần để ý khi cho trẻ tắm bồn, tháo hết nước khi không sử dụng để tránh nguy hiểm cho trẻ ( Ảnh: Nguồn Internet)
Để có những "ngôi nhà an toàn" cho trẻ
Những lưu ý để sử dụng địu an toàn cho trẻ
Tẩy giun an toàn cho trẻ bằng thực phẩm
Sử dụng TPCN an toàn cho trẻ?
Khi con bắt đầu tập lẫy, tập bò hay chập chững biết đi, mọi đồ vật xung quanh trong tầm với của trẻ rất có thể sẽ gây nguy hiểm cho trẻ nếu cha mẹ không để mắt tới. Sàn nhà trơn trượt cũng khiến trẻ dễ ngã và gặp chấn thương. Mọi đồ vật trong nhà, từ phòng ngủ, phòng bếp hay thậm chí là những món đồ chơi thường ngày của trẻ. Dù vậy, cha mẹ nên nắm chắc, nằm lòng những lưu ý sau để trẻ được an toàn mọi lúc, mọi ngóc ngách trong nhà nhé!
Những lưu ý cần thiết cho cha mẹ để trẻ được an toàn
1. Không sử dụng chăn, gối có chứa nhiều sợi lông nhỏ, sợi bông có thể rụng để tránh gây ngứa hay trẻ có thể hít phải lúc ngủ. Chăn gối của bé và mẹ nên giặt và phơi dưới ánh nắng mặt trời liên tục, thường xuyên vì như thế sẽ diệt vi khuẩn và ngăn ngừa các bệnh về da, hô hấp.
2. Không nên để quá nhiều đồ chơi, thú bông trên giường ngủ của bé để tránh trường hợp trẻ bị ngạt thở.
3. Trong phòng trẻ, ánh sáng phải luôn dịu mát vào ban đêm lẫn ban ngày. Bé sẽ hoảng sợ trước một không gian quá tối.
4. Hình thành cho trẻ thói quen ngủ ngửa hoặc nghiêng, hạn chế ngủ sấp. Không bao giờ cho để trẻ ngủ ở nhà một mình. Trẻ sơ sinh ngủ cần có lan can chặn thành giường. Trẻ dưới 6 tuổi nên ngủ ở phía bên trong giường hoặc cạnh giường chạm tường để tránh rơi ngã khi ngủ.

5. Gắn cố định tivi để tránh trường hợp trẻ nô đùa và va phải. Ấm hoặc phích nước nóng, cha mẹ hãy để ở một chỗ kín để không gây hại cho trẻ.
6. Đặt miếng đệm chống trượt dưới thảm trải sàn để loại tránh nguy hiểm cho trẻ. Sàn nhà nên được quét dọn sạch sẽ để tránh vương vãi các vật nhỏ làm trẻ tò mò và cho vào miệng.
7. Gắn tủ cố định vào tường (đặc biệt với những chiếc tủ mỏng, không chắc chắn) để tránh việc trẻ bám víu, leo trèo gây đổ tủ.
8. Túi xách và ví là nơi chứa rất nhiều những vật dụng nhỏ của mẹ, thậm chí có cả những viên thuốc uống, thuốc xịt hay một loại hóa chất nào đó, trẻ có thể nghịch, nuốt những thứ này. Chính vì vậy, tốt nhất nên để túi xách, ví xa tầm với của trẻ hoặc không để vật dụng gì nguy hiểm cho trẻ trong đó.
9. Đối với cửa chính, để cửa không sập lại làm kẹt tay bé, người lớn hãy đặt một chiếc khăn trên đầu cửa để giữ cửa khép hờ. Nên dùng vật chặn cửa để cửa không sập lại đột ngột.
10. Nên sử dụng bịt ổ điện để tránh trẻ nghịch ngợm, tò mò cho tay vào gây điện giật. Với những trẻ đang mọc răng rất hay cắn, ngấu nghiến đồ vật, thậm chí cả dây điện, điều này vô cùng nguy hiểm cho trẻ.

11. Máy sấy tóc, bàn là, máy là tóc, uốn tóc… sau khi cắt nguồn cung cấp điện vẫn còn duy trì mức nhiệt rất cao, mẹ cần lưu ý cất giữ cẩn thận, tránh để trẻ chạm vào. Cũng không được để những món đồ này trong phòng tắm để tránh điện giật.
12. Bồn tắm khi không sử dụng, phải tháo hết nước, tránh để trẻ trèo vào nghịch, có thể chết đuối. Không gian sàn phòng tắm cần giữ khô, sàn không trơn trượt. Tốt nhất nên đặt vài miếng thảm chống trượt chân trong nhà tắm. Tránh trường hợp con trượt chân bị ngã.
Hầu hết trẻ đều thích nghịch phòng tắm, đặc biệt trẻ 1 - 2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu, khiến bồn cầu bị tắc, thậm chí còn có khả năng ném cả những tài sản có giá trị của gia đình vào bồn cầu. Do đó mẹ nên lưu ý luôn đậy nắp bồn cầu sau khi sử dụng. Tốt nhất là nên khoá cửa phòng tắm tránh trường hợp trẻ lén vào nghịch ngợm.
13. Xăng dầu, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu chất làm sạch phải để trên cao, tránh xa trẻ em. Không bao giờ cho những dung dịch này vào vỏ chai nước uống để tránh nhầm lẫn, trẻ không phân biệt được cũng dễ uống nhầm.

14. Không nên cho trẻ chơi với túi nhựa, bóng bay, tiền xu hoặc sơn bằng chất liệu sơn không an toàn…những món đồ chơi trẻ hay mút, liếm có thể dẫn chất độc hại vào cơ thể. Các đồ chơi không nên quá nhỏ (và không nên dễ dàng tháo rời thành nhiều phần nhỏ), tốt nhất là chọn đồ chơi lớn hơn miệng trẻ để tránh trẻ em muốn đưa đồ chơi vào miệng, dễ bị nghẹt thở nguy hiểm. Thường xuyên làm sạch, khử trùng đồ chơi để tránh vi khuẩn sinh sản sau khi trẻ nghịch.
15. Khi mua đồ chơi, cần đọc kỹ quy định độ tuổi phù hợp cho trẻ ghi trên bao bì. Chẳng hạn như nhiều thành phần lắp ráp đồ chơi không phù hợp cho trẻ em dưới 3 tuổi. Những món đồ trang sức lấp lánh và đồ chơi có thuỷ tinh hạn chế không nên mua vì trẻ có thể làm vỡ, gây đứt tay nguy hiểm.
Bình luận của bạn