Sai lầm thường gặp khi bảo quản thực phẩm ngày Tết

Những sai lầm thường gặp khi bảo quản thực phẩm ngày Tết.

Tiêu chuẩn về nhiệt độ khi chế biến, bảo quản thực phẩm

Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm khi thời tiết chuyển mùa

Nghỉ lễ, bảo quản đồ ăn trong tủ thế nào cho đúng?

5 thực phẩm dễ hỏng khi bảo quản sai cách

Ngày Tết, tủ lạnh luôn đầy ắp thức ăn. Sơ chế, bảo quản thực phẩm như thế nào để tươi lâu và an toàn là điều nhiều gia đình quan tâm.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia, cho biết, muốn trữ được thực phẩm lâu, chúng ta cần chú ý trong quá trình chọn lựa thực phẩm. Cụ thể, bạn phải chọn thực phẩm tươi, sạch, có nguồn gốc rõ ràng.

PGS.TS Lâm cũng chỉ ra sai lầm của nhiều người là thường cho cả tảng to thịt bò, lợn… vào tủ lạnh, sau đó đem ra rã đông, cắt một phần dùng chế biến, phần còn lại lại tiếp tục cho vào tủ đông để lưu trữ. “Hành động này làm thực phẩm dễ nhiễm khuẩn, nhanh hỏng”, PGS.TS Lâm nói.

Theo đó, thực phẩm khi mua về, người nội trợ phải phân loại và chia nhỏ. Dự kiến mỗi bữa cả nhà dùng bao nhiêu, sau đó cắt nhỏ và cho vào từng hộp bảo quản.

Trước khi bảo quản, chúng ta cũng nên rửa qua nước muối giúp diệt khuẩn, ngăn cản vi khuẩn phát triển. Hiện tại, nhiều gia đình chọn mua tủ lạnh dung tích lớn, chứa được nhiều loại thực phẩm. Điều quan trọng là người nội trợ phải nhớ được ngày bắt đầu lưu giữ thực phẩm. Chúng ta có thể dùng bút ghi ngày, tháng phía ngoài từng túi thực phẩm, thực phẩm mình mua về trước thì ăn trước.

Mỗi loại thực phẩm có hạn sử dụng khác nhau. Ví dụ thịt trong siêu thị là hàng đông lạnh sẵn, người tiêu dùng theo thời gian ghi trên bao bì để sử dụng. Thực phẩm như thịt, cá mua ở chợ để khoảng 10 ngày trong ngăn đá. Cá, tôm biển sạch hơn và thường được đông lạnh sẵn ngay trên tàu, thuyền có thể lưu trữ được lâu hơn.

Đồng thời, các gia đình nên kiểm tra tủ lạnh thường xuyên. Thực phẩm bị bỏ quên, lâu ngày sinh nấm mốc, vi khuẩn gây tình trạng ngộ độc. Mỗi loại thực phẩm đều có hạn sử dụng riêng, vì thế cần dán nhãn hạn sử dụng lên từng loại thực phẩm Tết để tránh xảy ra hiện tượng ngộ độc thực phẩm trong những ngày đầu năm mới.

Cách tích trữ thực phẩm an toàn ngày Tết

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách có thể ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc, lây nhiễm chéo.

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách có thể ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc, lây nhiễm chéo.

Theo Sở An toàn Thực phẩm TP.HCM, những bữa ăn ngày Tết luôn cầu kỳ hơn so với ngày thường. Với các bà nội trợ, việc trữ thức ăn cho ngày Tết đã không còn là điều xa lạ. Chiếc tủ lạnh cũng trở thành "chiếc tủ thần kỳ" để bảo quản mọi loại thực phẩm từ thịt sống, thịt chín, rau củ quả, giò, bánh...

Tuy nhiên, việc bảo quản thực phẩm không đúng cách trong tủ lạnh có thể gây nhiễm khuẩn chéo giữa các loại thực phẩm sống và chín. Ngoài ra, thời gian bảo quản thực phẩm lâu trong tủ lạnh khiến thực phẩm giảm độ tươi ngon và hàm lượng các chất dinh dưỡng.

Trong xu thế hiện đại, hầu hết chợ hoặc siêu thị đều mở bán rất sớm, tạo điều kiện mua sắm thực phẩm cho người dân. Chính vì thế, chúng ta chỉ nên:

- Trữ lượng thực phẩm vừa đủ dùng cho 3-4 ngày Tết.

- Chọn mua thực phẩm nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, uy tín, đạt các tiêu chuẩn về mặt cảm quan mùi vị, màu sắc...

- Bảo quản thực phẩm khoa học, đúng cách theo hướng dẫn của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế:

Phân loại thực phẩm trước khi lưu trữ. Bảo quản từng loại thực phẩm thông minh. Việc hạn chế tích trữ đồ ăn quá nhiều trong tủ lạnh, vừa giảm thiểu sự sụt giảm chất lượng thực phẩm, vừa hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm ngày Tết.

 
Hiệp Nguyễn (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn