Cần giữ thực phẩm an toàn khi tổ chức những bữa tiệc đông người dịp năm mới
Cẩn trọng với 4 thực phẩm dễ gây ngộ độc
4 cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm
Lưu ý đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ trong mùa lạnh
Vì sao trẻ thường mắc bệnh đường tiêu hóa khi chuyển mùa?
Thời tiết Tết Dương lịch 2023 được dự đoán là khá thuận lợi: Miền Bắc và miền Trung có xu hướng nắng hanh, ít mưa, miền Nam khô hanh. Dù trời không quá nóng, nhưng người nội trợ không thể chủ quan với nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Từ 4 độ C trở lên, vi khuẩn đã có thể sinh sôi nhanh chóng trong thực phẩm.
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo một số lời khuyên giúp đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp nghỉ lễ:
1. Cần để riêng và phân loại các loại thực phẩm, đựng trong bao bì phù hợp, tránh nhỏ giọt hay chảy dính sang các thực phẩm khác, cách tốt nhất là hộp và túi nhựa kín khi bảo quản trong tủ lạnh.
Theo khuyến cáo, nếu bữa tiệc nhiều món hoặc tự phục vụ, bạn cần để riêng thịt sống, thịt gà và các loại gia cầm, hải sản và trứng khỏi các loại thực phẩm không được nấu chín trước khi ăn, chẳng hạn như trái cây, rau xà lách, salad và bánh mỳ. Sử dụng riêng thớt, đĩa, hoặc dao cho thịt sống, thịt gà và các loại gia cầm, hải sản.., một thớt, đĩa dao riêng cho bánh mỳ và các loại thực phẩm không cần nấu chín khác.
2. Chế biến và nấu kỹ thức ăn, các loại thực phẩm như thịt, hải sản và trứng có thể mang mầm bệnh gây ngộ độc thực phẩm. Có thể sử dụng nhiệt kế thực phẩm để đảm bảo những thực phẩm này được chế biến đúng cách và nhiệt độ an toàn. Các món sườn nướng, bít tết và giăm bông nên để thêm 3 phút sau khi bạn lấy chúng ra khỏi lò nướng và vỉ nướng.
3. Sau khi thức ăn đã được chế biến, cần phải bảo quản thức ăn đúng theo tiêu chuẩn: Thức ăn nóng cần bảo quản nóng và giữ lạnh thức ăn cần bảo quản lạnh.
4. Sử dụng trứng tiệt trùng cho các món ăn có trứng sống: Salmonella và các vi khuẩn có hại khác có thể sống trong và bên vỏ ngoài trứng. Rất nhiều món ăn yêu thích được làm từ trứng trong ngày lễ, do vậy nên nhớ sử dụng trứng đã tiệt trùng khi chế biến những món ăn này.
5. Tuân thủ nguyên tắc rửa tay: Trước, trong và sau khi chế biến đồ ăn; Trước khi ăn; Sau khi xử lý thức ăn cho vật nuôi hoặc chạm vào vật nuôi; Sau khi đi vệ sinh; Sau khi thay tã cho trẻ em; Sau khi chạm vào rác…
Bình luận của bạn