Cẩn thận với những gì bạn ăn để phòng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
Bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa Hè và cách phòng ngừa
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cho trẻ khi trời nắng nóng
Uống nước lạnh có thể gây hại cho tim
Thịt gà để tủ lạnh được bao lâu và cách kiểm tra độ tươi?
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bị nhiễm khuẩn hoặc kích ứng do ăn uống thực phẩm bị ô nhiễm (có thể do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, hoặc các chất độc hại có trong thực phẩm).
Ngộ độc thực phẩm phổ biến hơn vào mùa Hè do sự kết hợp của nhiều yếu tố. Nhiệt độ tăng cao tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và sinh sôi nhanh chóng. Các vi khuẩn như salmonella, E. coli và listeria phát triển mạnh trong môi trường ấm áp và có thể dễ dàng lây nhiễm vào thực phẩm nếu không được bảo quản hoặc nấu chín đúng cách.
Trái cây và rau củ có thể bị nhiễm bẩn trong quá trình thu hoạch, vận chuyển, chuẩn bị, nếu không được rửa sạch hoặc nấu chín đúng cách, những chất gây ô nhiễm này có thể dễ dàng lây lan và lây nhiễm cho con người.
Dưới đây là một số dấu hiệu ngộ độc thực phẩm phổ biến mà bạn cần chú ý đề phòng:
1. Buồn nôn và nôn: Những triệu chứng này có thể bắt đầu vài giờ sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm và có thể kéo dài vài ngày. Nôn xảy ra khi cơ thể cố gắng loại bỏ các độc tố có hại trong dạ dày.
2. Tiêu chảy: Tiêu chảy là dấu hiệu phổ biến của ngộ độc thực phẩm. Thường do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng đã làm ô nhiễm thực phẩm. Tiêu chảy với biểu hiện đặc trưng là nhu động ruột thường xuyên, phân lỏng và đau quặn bụng.
3. Đau bụng và chuột rút: Những triệu chứng này xảy ra do kích ứng và viêm trong đường tiêu hóa do sự hiện diện của vi khuẩn hoặc ký sinh trùng có hại.
4. Sốt: Đây là phản ứng tạo ra thêm nhiệt của cơ thể để chống lại nhiễm trùng. Sốt có thể nhẹ, nhưng có những trường hợp người ngộ độc thực phẩm có thể sốt cao và dai dẳng.
5. Mệt mỏi: Người bị ngộ độc thực phẩm cảm thấy mệt mỏi vì cơ thể đang sử dụng năng lượng để chống lại nhiễm trùng và cố gắng tự chữa lành.
6. Mất nước: Tiêu chảy và nôn có thể dẫn đến mất chất lỏng, mất nước. Bạn cần uống nhiều nước để tránh mất nước, đặc biệt là trong những trường hợp ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng.
7. Chóng mặt và ngất xỉu: Tình trạng này xảy ra do mất nước và lượng đường trong máu thấp do ngộ độc thực phẩm. Chóng mặt và ngất xỉu cũng có thể xảy ra do hạ huyết áp liên quan đến nhiễm trùng.
8. Đau cơ: Xảy ra do cơ thể đang cố gắng chống lại nhiễm trùng và tự chữa lành các tổn thương do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng có hại gây ra.
9. Nhức đầu: Mất nước do ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến nhức đầu. Đây cũng có thể là biểu hiện cho thấy cơ thể đang cố gắng chống lại nhiễm trùng và tự chữa lành. Trong một số trường hợp, nhức đầu có nghiêm trọng và dai dẳng.
Bình luận của bạn