5 sự thật về thuốc tránh thai bạn nên biết rõ
Uống thuốc tránh thai làm ngực to ra?
Bí kíp tránh thai không dùng thuốc và bao cao su
Ăn gì để giảm tác dụng phụ của thuốc tránh thai?
Uống thuốc tránh thai có cần theo đơn?
Bất cứ ai cũng có thể uống thuốc tránh thai mà không cần tham khảo ý kiến bác sỹ?
Điều này được cho là một quan niệm đúng, tuy nhiên chỉ với một mức độ nào đó. Những phụ nữ không gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe nào từ trước đến nay thì đều có có thể lựa chọn uống thuốc tránh thai mà không cần tham khảo ý kiến các bác sỹ.
Tuy nhiên, đối với những người mắc một số bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, hoặc có vấn đề về tuyến giáp... thì tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi uống thuốc tránh thai. Ngoài ra, phụ nữ bị rối loạn chức năng gan, hoặc có vấn đề đông máu... thì cũng không nên sử dụng thuốc tránh thai nếu chưa tham khảo ý kiến các bác sỹ.
Thuốc tránh thai có thể làm tăng cân
Hầu hết các loại thuốc tránh thai đều có chứa estrogen và progesterone. Thành phần estrogen trong viên thuốc tránh thai có tác dụng giữ muối và nước làm cho người phụ nữ tăng cân, đôi khi có cảm giác sưng, phù ở tay, chân và mí mắt. Mặc dù hàm lượng estrogen trong thuốc tránh thai rất thấp nhưng một số phụ nữ nhạy cảm với nội tiết tố estrogen vẫn bị tăng cân khi uống thuốc tránh thai.
Thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Thuốc tránh thai cũng có thể làm giảm khả năng thụ thai
Các kích thích tố có trong những viên thuốc tránh thai có thể giúp khôi phục sự mất cân bằng nội tiết tố và hỗ trợ khả năng sinh sản. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thuốc tránh thai cũng có thể làm giảm khả năng thụ thai. Kể cả khi muốn mang thai, phụ nữ thường phải chờ ít nhất là cho 2 - 3 tháng sau khi ngưng uống thuốc mới có thể mang thai.
Lạm dụng thuốc tránh thai có thể gây nhiều tác dụng phụ
Các tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc tránh thai, nhất là thuốc tránh thai khẩn cấp, là chướng bụng, tăng cân, buồn nôn, đau đầu và thay đổi tâm trạng. Tuy nhiên cần hiểu rằng, đây là những thay đổi tạm thời và có thể giải quyết sau khi bạn ngừng sử dụng thuốc.
Việc lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp còn có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng khác.
Thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt
Bằng cách này hay cách khác, thuốc tránh thai đều có thể làm ảnh hưởng, hoặc làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Trong một số trường hợp, thuốc tránh thai có thể giúp điều chỉnh nội tiết tố và bắt đầu ổn định lại chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, cũng có trường hợp gặp phải rối loạn kinh nguyệt do thuốc tránh thai.
Tốt hơn hết, để được đảm bảo an toàn hơn, bạn nên nói chuyện với bác sỹ trước khi sử dụng thuốc tránh thai và bất kỳ lúc nào nếu nhận thấy những thay đổi bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai.
Bình luận của bạn