Nhiều thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại khiến răng tổn thương
Bảo vệ răng miệng chắc khỏe nên và không nên ăn gì?
Ấn tượng với 8 lợi ích sức khỏe của tinh dầu chanh
9 điều bác sỹ nha khoa khuyên bạn nên làm để bảo vệ răng
Chỉ dẫn nhanh súc miệng với dầu để bảo vệ răng chắc khỏe
Dùng lực quá mạnh khi đánh răng
Đánh răng là phương pháp bảo vệ răng miệng cần thực hiện hàng ngày, tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn nên đánh răng càng mạnh càng tốt.
Đánh răng quá mạnh có thể làm mòn men răng, khiến răng nhạy cảm hơn, dễ bị ê buốt, đau nhức. Ngoài ra, dùng lực quá mạnh khi chải răng làm tổn thương nướu, khiến chân răng lộ ra và có nguy cơ viêm nhiễm cao hơn.
Để giảm tác động lực đến răng, bạn nên chọn bàn chải đánh răng có lông mềm, hoặc sử dụng bàn chải điện dành cho răng nhạy cảm.
Nhai đá lạnh
Nhai đá lạnh có thể làm hỏng răng của bạn
Không ít bạn trẻ thường xuyên nhai đá lạnh, nhất là trong mùa Hè nóng bức. Tuy nhiên, thói quen này có thể gây ra những tổn thương không thể phục hồi như nứt, mẻ răng. Tuy theo mức độ nghiêm trọng của vết nứt, bạn có thể phải tìm đến phương pháp trám răng, bọc răng hoặc mất răng vĩnh viễn.
Nếu bạn thích ăn và nhai đá lạnh, hãy thử nhai kẹo cao su không đường hoặc ăn những món ăn giòn như táo, cà rốt, bỏng ngô. Khi uống thức uống lạnh, hãy sử dụng ống hút để cưỡng lại cơn thèm nhai đá.
Cắn móng tay
Răng tổn thương do thói quen cắn móng tay
Giống như thói quen nhai đá, cắn móng tay có thể khiến răng sứt mẻ. Tật xấu này còn có thể làm tổn thương răng đã trám (hàn) với composite.
Với trẻ nhỏ, cha mẹ cần cho trẻ biết về những tác hại của thói quen cắn móng tay. Nếu bạn phát hiện mình thường cắn móng tay trong vô thức, hãy nhai kẹo cao su hoặc làm móng tay để giảm hiện tượng này.
Nghiến răng
Nhiều người có tật nghiến răng trong giấc ngủ thường bị căng cơ hàm, đau đầu nhẹ khi thức dậy. Ngoài ra, chúng ta có thói quen nghiến răng không tự chủ khi gặp căng thẳng, stress hoặc khi gắng sức hoạt động mạnh.
Nghiến răng thường xuyên làm mòn men răng, khiến răng có nguy cơ nứt vỡ cao hơn. Để hạn chế tật xấu này, bạn nên thực hiện các biện pháp thả lỏng, thư giãn cơ thể và đầu óc trước khi đi ngủ.
Uống soda, cà phê không dùng ống hút
Nước có gas, nước chanh hoặc nước tăng lực có đường là thức uống có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng của bạn. Tính acid trong đồ uống có thể làm hỏng men răng, kết hợp với lượng đường gây ra sâu răng. Bên cạnh đó, rượu vang đỏ và cà phê là "thủ phạm" khiến răng ngả vàng, không trắng sáng.
Sử dụng ống hút khi uống nước có gas, cà phê sẽ hạn chế chất lỏng tiếp xúc với răng. Bạn có thể mang theo ống hút tái sử dụng (ống hút inox, ống hút silicone) khi ra ngoài. Nếu có thể, bạn nên kiêng những đồ uống có hại cho răng kể trên.
Dùng răng như "công cụ vạn năng"
Muốn bảo vệ hàm răng, hãy bỏ thói quen dùng răng gặm, cắn đồ vật cứng
Vai trò chính của răng là nghiền nhỏ thức ăn để cơ thể tiêu hóa dễ dàng hơn. Thế nhưng trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người tận dụng hàm răng để hoàn thành các công việc như xé mở bao bì, mở nắp bút hoặc nắp chai… Việc dùng răng để tác động lực hoặc gặm cắn đồ vật cứng làm tăng rủi ro gãy, mẻ răng.
Hút thuốc lá
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung, thói quen hút thuốc lá gây ra hàng loạt vấn đề về răng miệng: Hôi miệng, răng ố vàng, viêm lợi và thậm chí là ung thư khoang miệng.
Để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là răng miệng, bạn nên quyết tâm bỏ thuốc lá ngay từ bây giờ. Sử dụng miếng dán nicotine, kẹo cao su hoặc tổng đài tư vấn cai thuốc lá có thể hỗ trợ bạn trong quá trình cai thuốc.
Bình luận của bạn