Bạn nên cảnh giác với những thói quen có thể gây hại cho sức khỏe răng miệng
Cách bảo vệ sức khỏe răng miệng cho cả nhà dịp Tết
Infographic: Những điều cần biết khi chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ
Tập yoga giúp giảm nghiến răng
Hút thuốc lá thụ động và những hệ lụy khôn lường
Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu một số thói quen xấu cần sớm thay đổi để ngăn ngừa sâu răng, răng xỉn màu, viêm nướu...
Xỏ khuyên lưỡi
Các loại khuyên kim loại có thể cọ xát vào răng và nướu, gây tổn thương nướu răng. Xỏ khuyên lưỡi cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và viêm loét.
Nhai đá lạnh
Nhai đá tưởng chừng là việc làm vô hại, nhưng có thể gây tổn thương răng vĩnh viễn bởi tạo ra các vết nứt nhỏ trên răng. Những vết nứt này có có thể lớn hơn theo thời gian và cuối cùng khiến răng bị gãy.
Nhai đá lạnh có thể dẫn đến sứt hoặc tạo vết nứt trên răng
Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyên bạn không nên nhai đá. Thay vào đó, bạn hãy thử uống nước lạnh hoặc nhai kẹo cao su không đường.
Nghiến răng
Nghiến răng có thể do di truyền, nhưng cũng thường liên quan đến căng thẳng, lo lắng. Thói quen này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng. Nó có thể dẫn đến nứt răng, răng lung lay, mẻ răng, thậm chí là mất răng… Nhưng vì tật nghiến răng xuất hiện trong khi ngủ nên nhiều người không biết. Một số triệu chứng của tật nghiến răng bao gồm: Đau cổ, đau tai, đau mỏi hàm, tiếng lách cách khi bạn mở miệng.
Nếu bạn nghi ngờ mình có tật nghiến răng, hãy nói chuyện với nha sỹ. Các biện pháp khắc phục có thể bao gồm điều chỉnh khớp cắn, giảm căng thẳng, thuốc giảm đau…
Đồ uống có gas
Đường không chỉ có trong đồ ngọt. Trong một ly đồ uống có gas có thể có đến 11 muỗng đường. Hơn nữa, đồ uống có ga có chứa photphoric và acid citric có hại cho men răng. Uống soda thường xuyên không chỉ dẫn đến sâu răng, mà còn làm xói mòn men răng và dẫn đến ê buốt răng vô cùng khó chịu.
Do đó, bạn nên hạn chế dùng loại đồ uống này quá thương xuyên. Hoặc, thử nhấm nháp đồ uống có tính acid bằng ống hút để hạn chế tác động tới răng. Cuối cùng, sau khi uống, đợi ít nhất 30 phút rồi mới đánh răng.
Thói quen mở cái gì đó bằng răng
Tốt hơn hết, răng chỉ nên sử dụng với mục đích ăn
Bạn có thường mở chai hay bao bì bằng răng? Điều này thật tiện lợi, nhưng không may nó có thể làm mẻ răng, gãy răng. Thay vào đó, hãy cố gắng tìm kiếm dụng cụ đa năng để mở bao bì nhựa, chai.
Uống nước ép trái cây
Mặc dù nước ép trái cây có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe hơn đồ uống có gas. Nhưng thực tế là chúng ta đang có xu hướng đánh giá thấp lượng đường trong nước ép trái cây nguyên chất. Theo đó, hàm lượng đường trong khoảng 350ml nước ép nho là 58gr, nước ép táo là 39gr và nước cam là 33gr. Vì vậy, bạn nên pha loãng nước ép trái cây với nước để giảm thiểu lượng đường.
Uống cà phê
Một tách cà phê buổi sáng giúp bạn bắt đầu ngày mới tràn đầy năng lượng. Thật không may, caffeine có thể làm chậm quá trình tiết nước bọt, khả năng gây khô miệng dẫn đến sâu răng. Màu đen của cà phê và acid trong nó cũng sẽ làm cho răng bạn bị vàng. Bạn có thể hạn chế điều này bằng cách súc miệng sạch sau khi uống cà phê.
Hút thuốc lá
Hút thuốc làm khô miệng, tăng lượng mảng bám tích tụ quanh chân răng. Người hút thuốc dễ bị bệnh nướu răng gây rụng răng hơn so với người không hút thuốc. Ngoài ra, hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ lớn đối với ung thư miệng. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc bỏ thuốc lá, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sỹ.
Uống rượu vang đỏ
Hàm lượng acid trong rượu vang đỏ dễ làm mòn men răng. Dù không thường xuyên uống rượu nhưng tannin – chất tạo vị chát trong rượu vang vẫn có thể khiến cho răng bị ố vàng, xỉn màu. Để giảm nguy cơ gây hại cho răng, bạn nên ăn một loại protein như pho mát cùng với rượu vang đỏ, súc miệng bằng nước sạch sau khi uống, hoặc nhai kẹo cao su sau khi uống để kích thích tiết nước bọt và trung hòa độ PH trong miệng...
Bình luận của bạn