Thực phẩm "chữa lành" vết thương

Dinh dưỡng hợp lý giúp vết thương nhanh liền sẹo

FOX01 - Làm lành vết thương nhanh hơn

Chớ xem thường những vết thương nhỏ

Miếng dán giúp vết thương chóng lành

Các thực phẩm nóng giúp giảm béo

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C tham gia tích cực vào quá trình làm lành vết thương. Vitamin C cũng đảm nhận trọng trách tái tạo tế bào da, hạn chế hình thành sẹo trên da, do vậy đây là một chất dinh dưỡng cần thiết đối người bị chấn thương. 

Một số loại thực phẩm giàu vitamin C: Cà chua, ớt chuông, khoai tây, rau bina, trái cây họ cam quýt, bắp cải, các loại rau màu xanh đậm.

Thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A giúp chữa lành vết thương nhờ kích thích sự tổng hợp collagen và sự đa dạng hóa của các nguyên bào sợi cũng như kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Vitamin A có nhiều trong các loại rau lá màu xanh sẫm, các loại quả màu vàng như cà rốt, đu đủ, bí đỏ, bí ngô, gan động vật, các sản phẩm chế biến từ bơ sữa.

Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình liền da và hồi phục chấn thương. Kẽm giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ chất đạm và chất béo nhằm thúc đẩy quá trình bù đắp các mô bị tổn thương. Kẽm có nhiều ở các loại hải sản (ngao, sò, ốc, hàu, tôm…), gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng…).

Thực phẩm giàu protein

Nếu chỉ bổ sung thực phẩm giàu collagen trong giai đoạn này cho cơ thể thôi thì chưa đủ khả năng để ngăn cản những vết sẹo xuất hiện. Bởi các sợi collagen cần phải được kết hợp cùng các sợi protein mới đem lại hiệu quả tối ưu. Trong chế độ ăn uống nếu thiếu protein thì làn da sẽ chậm lành vết thương và tăng khả năng hình thành sẹo vì protein là nguyên liệu chính để tạo tế bào mới.

Protein có nhiều trong thịt lợn nạc, thịt bò nạc, cá, thịt gà, thịt cừu. Ngoài ra, protein thực vật cũng có nhiều trong nhóm thực phẩm như đậu tương, các loại hạt, sữa chua, bơ, sữa

Một số lưu ý giúp vết thương mau lành sẹo:

- Tránh hút thuốc lá vì đây là nguyên nhân gây co các mạch máu ở ngoại vi, làm giảm sự tưới máu đến vết thương, giảm lượng oxy đến mô.

- Đối với người cao tuổi, vết thương bao giờ cũng chậm lành sẹo hơn người trẻ do khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn và khả năng tăng trưởng, tái tạo tế bào giảm. Vì vậy, người cao tuổi nên sử dụng thêm một số loại thực phẩm chức năng để bổ sung dưỡng chất.

- Ở những người bị rối loạn đường huyết, đái tháo đường, bệnh thận có tăng urê huyết, người đang hóa trị, xạ trị ung thư..., các vết thương rất khó lành. Cần tham khảo ý kiến chuyên viên dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp, giúp ổn định cơ thể để vết thương mau lành, đồng thời không ảnh hưởng xấu đến bệnh lý đang có.

- Nên thận trọng với việc trị sẹo theo phương pháp dân gian, dùng nghệ bôi lên vết thương vì có rất nhiều người bị dị ứng với nghệ và khiến vết thương loét sâu hơn.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp