Những thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư phổi

Ăn uống không chọn lọc cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi

Ung thư phổi: Có thể phát hiện sớm tới mức nào?

Cơ hội xét nghiệm miễn phí đột biến gien điều trị ung thư phổi

Cách làm giảm nguy cơ ung thư phổi

Những thực phẩm giúp làm sạch và giải độc phổi hiệu quả

Dưới đây là những thực phẩm và thói quen trong cuộc sống có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi:

Chất béo bão hòa

Một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Journal of Clinical Oncology số tháng 7/2017 đã liên kết việc tiêu thụ chất béo bão hòa với nguy cơ ung thư phổi ở người hút thuốc là và những người bỏ hút thuốc (khoảng 10 năm trước). Các tác giả của nghiên cứu kết hợp dữ liệu từ 10 nghiên cứu trước đó, trong đó có tổng cộng 1,4 triệu người và hơn 18.000 bệnh nhân ung thư phổi. Họ phát hiện ra rằng: Những người ăn nhiều chất béo bão hòa có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn những người ăn ít hơn; Trong khi những người ăn chất béo không bão hòa đa phần có nguy cơ mắc ung thư phổi thấp hơn.

Bổ sung beta-carotene

Một nghiên cứu năm 2009 cho hay, việc bổ sung beta-carotene (dưỡng chất được tìm thấy trong cà rốt, bí, rau chân vịt…) có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở người hút thuốc lá. Lưu ý là nghiên cứu này chỉ xem xét các sản phẩm bổ sung thêm beta-carotene chứ không xem xét trên thực phẩm tự nhiên. Có nghĩa là, những người có nguy cơ bị ung thư phổi cao nhất không nên bổ sung beta-carotene, chỉ nên ăn những thực phẩm chứa nó là đủ.

Carbohydrate tinh chế

Các loại đường đơn trong carbohydrate có thể làm tăng lượng đường trong cơ thể và có thể dẫn đến những thay đổi về nội tiết tố, từ đó gây viêm mạn tính. Theo thời gian, viêm mạn tính dưới bất kỳ hình thức nào cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư.

Trên thực tế, một nghiên cứu vào tháng 3/2016 trên website Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention cho thấy, những người ăn nhiều đường có nguy cơ ung thư phổi cao hơn so với những người không ăn. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại đường đều không tốt. Khi lựa chọn carbohydrate, hãy chọn các loại carbohydrate phức tạp như bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt, gạo nâu, trái cây và rau cải… vì chúng chứa chất xơ giúp giảm cholesterol và chứa ít đường hoặc không có đường.

Nướng thịt

Các loại thịt chiên và nướng có liên quan đến nguy cơ ung thư tuyến tụy và ung thư vú, chứ không liên quan tới ung thư phổi. Nhưng quá trình chế biến các món đó lại tạo ra chất gây ung thư do chất béo trong thịt bị đốt cháy. Thực tế, nướng thịt có thể giải phóng hydrocarbon đa vòng gây bệnh ung thư phổi.

Asen (Arsenic)

Asen là một nguyên tố tự nhiên được tìm thấy với số lượng nhỏ trong nước uống và các loại thực phẩm như gạo, nước ép táo, hải sản, thịt gia cầm…

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine năm 2013 đã khảo sát dân số ở Bangladesh - nơi hàm lượng asen trong nước uống khá cao và thấy rằng những người tiếp xúc với asen, ngay cả ở mức độ vừa phải, cũng có thể làm tổn thương chức năng phổi hơn so với những người không tiếp xúc với asenc. Thiệt hại xảy ra tương đương với nhiều năm hút thuốc lá. Đặc biệt, những người hút thuốc lá và tiếp xúc với asen thậm chí có chức năng phổi kém hơn rất nhiều so với người không hút thuốc.

Biết Tuốt H+ (Theo Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư