- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
mãn kinh sớm có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2
Đàn ông béo phì dễ bị đái tháo đường hơn phụ nữ
Mối liên hệ giữa suy giảm testosterone nam giới và bệnh đái tháo đường
Chữa bệnh bằng tế bào gốc, người đàn ông suýt mất mạng
Rối loạn chức năng tình dục do bệnh thần kinh đái tháo đường
1. Mãn kinh sớm: Gần đây, các nhà nghiên cứu ở Hà Lan phát hiện ra rằng, những phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh trước năm 40 tuổi có nhiều khả năng phát triển bệnh đái tháo đường type 2. Ngược lại, những người phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh muộn hơn (sau 55 tuổi) lại có nguy cơ thấp hơn. Lý do của sự liên kết chưa được phát hiện nhưng các nhà nghiên cứu đưa ra giả thiết rằng, hoạt động của hormone estrogen sau tuổi 40 đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh đái tháo đường.
2. Ung thư vú: Nguy cơ đái tháo đường sẽ gia tăng ở những phụ nữ bị ung thư vú mang đột biến gene BRCA1 và BRCA2. Các nhà nghiên cứu tại Hoa Kỳ đã xem xét dữ liệu sức khỏe của hơn 6.000 phụ nữ có gene ung thư vú và phát hiện, mặc dù họ không có nguy cơ bị bệnh đái tháo đường trước khi được chẩn đoán ung thư vú nhưng sau chẩn đoán lại có nguy cơ tăng gấp 2 lần khả năng phát triển bệnh đái tháo đường.
3. Vitamin D thấp trong máu: Vitamin D đóng một vai trò trong việc điều tiết sản xuất hormone insulin và lượng đường trong máu của cơ thể. Điều này cũng lý giải vì sao những người có bệnh đái tháo đường type 2 thường có nồng độ vitamin D trong máu thấp hơn bình thường.
4. Chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai: phụ nữ có một chế độ ăn uống không lành mạnh trong thời kỳ mang thai có thể làm gia tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 2 cho em bé sau này. Rất may! Bằng một chế độ dinh dưỡng cân bằng với các loại thực phẩm có nguồn gốc từ rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo lành mạnh, thịt nạc và hải sản, các bà mẹ có thể giúp con mình có một sự khởi đầu khỏe mạnh trong cuộc sống.
Chế độ ăn uống khi mang thai có thể làm giảm hoặc gia tăng tỷ lệ mắc đái tháo đường cho em bé sau này
5. Ngưng thở khi ngủ: Có một mối liên hệ giữa chứng ngưng thở khi ngủ và bệnh đái tháo đường type 2. Cụ thể, các nhà khoa học tại Đại học Thượng Hải phát hiện ra rằng những người có triệu chứng của ngưng thở khi ngủ như ngủ ngáy và buồn ngủ vào ban ngày, khả năng kiểm soát đường huyết của cơ thể kém hơn hẳn những người bình thường.
6. Thức đêm: Bạn có biết thường xuyên thức đêm có thể làm tăng gấp 2,5 lần nguy cơ bị bệnh đái tháo đường type 2 so với người đi ngủ sớm? Thức đêm cũng là một trong những lý do gây giảm trí nhớ, uể oải, khó tập trung, dễ nóng nảy, cáu bẩn, đau nhức cơ,...
7. Sử dụng thực phẩm chứa trong hộp nhựa: Chất phthalates có nhiều trong các hộp nhựa đựng thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 2, theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Diabetes Care. Người lớn tuổi có nồng độ cao của các hợp chất phthalate trong máu thường bị suy giảm chức năng insulin - đóng một vai trò trong sự phát triển của bệnh đái tháo đường type 2.
8. Không sử dụng thực phẩm chức năng: Nguy cơ đái tháo đường sẽ tăng lên, nhất là những người ở giai đoạn tiền đái tháo đường nếu không sử dụng thực phẩm chức năng ổn định đường huyết. Lưu ý, cần tham vấn ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng để có được hiệu quả như mong muốn.
M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Thực phẩm chức năng TĐCare - Ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng
Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập website www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn