- Chuyên đề:
- Cách làm bánh
Món bánh Nian Gao tượng trưng cho sự thịnh vượng, tiến bộ
Bí quyết sống lâu của người dân "làng trường thọ"
Viên dầu cá Omega-3 Trung Quốc ăn thủng tấm xốp
Trà trứng gà độc đáo từ hương vị đến hình thức
Tự làm món bánh gạo giòn tan ngon ngất ngây
Theo tiếng Trung, “Gao” là bánh, “Nian” là chất dính, nghĩa là bánh nếp, bánh dính, mọi người dùng món bánh này với mong ước các thành viên trong gia đình lúc nào cũng sẽ luôn kết dính, gắn bó với nhau bền vững.
Ngoài ra, tên gọi của chiếc bánh này còn bắt nguồn từ một câu chuyện cổ. Xưa kia, có một con quái vật tên là Nian ở trên núi cao. Khi mùa Đông đến, mọi loài vật đều ngủ đi Đông nên con quái vật không kiếm được thức ăn, nó đành phải xuống núi, đến các thôn ăn thịt người khiến người dân rất sợ hãi. Trong thôn có chàng trai thông minh tên Gao, anh ta làm những cái bánh gạo nếp đặt cạnh cửa ngôi nhà trống để dụ con quái vật. Đúng như dự đoán, con quái vật vào nhà nhưng lại không tìm thấy người nào để ăn thịt, nhưng nó đói quá, khi thấy bánh gạo nó đành phải ăn, ăn đến nỗi nghẹn. Nó không muốn phải ăn bánh gạo nữa nên nó đành phải lên núi tiếp tục săn những con thú khác. Từ đó người trong thôn không còn thấy con quái vật nữa. Để ăn mừng thoát khỏi quái vật, cứ mỗi khi mùa Đông đến, người dân lại làm bánh gạo nếp và đặt tên cho bánh này là "Nian Gao" (phiên âm tiếng Việt là "niên cao"). Ngày nay, loại bánh này trở thành món quà biếu/tặng phổ biến trong năm mới.
Người dân mỗi vùng lại biến tấu và thưởng thức bánh Nian Gao theo một cách khác nhau. Bánh Nian Gao của người Thượng Hải màu trắng và có thể được cắt nhỏ cho vào trong món canh, món xào. Người dân phía Nam Trung Quốc lại ưa dùng bánh Nian Gao ngọt, có thể là bánh hấp hoặc rán. Người Bắc Kinh thường có táo tàu trên bánh dùng bột gạo nếp trắng hoặc gạo nếp non. Người Phúc Kiến lại làm bánh từ bột gạo và khoai môn, họ cắt bánh nhỏ ra trước khi ăn hoặc tẩm bột ngô, nhúng qua trứng gà rồi rán lên...
Trong bài viết này, Health+ xin gửi đến độc giả công thức làm bánh Nian Gao kiểu truyền thống của người dân phía Nam Trung Quốc, bánh có vị ngọt, màu nâu:
NGUYÊN LIỆU CHO 1 CHIẾC BÁNH 20cm - Dầu thực vật: 4 thìa cà phê, trong đó 2 thìa dùng để quét lên chảo nướng. - Nước: 850 - 900ml. - Gừng: 4 lát. - Đường: 500gr - Bột ớt: Nửa thìa cà phê - Bột gạo nếp: 680gr - Bột gạo tẻ: 230gr - Vani: 1 thìa canh - Mật mía: 1 thìa canh - Cam: 1 quả to (nạo lấy lớp vỏ ngoài cùng) - Táo tàu khô để trang trí bánh: 6 quả - Khuôn tròn: 2 chiếc, mỗi chiếc đường kính 20cm |
Các công đoạn làm món bánh gạo nếp Nian Gao:
Bước 1: Cho 500ml nước vào nồi, thêm gừng rồi đun sôi trên lửa vừa. Sau khi nước sôi, giảm lửa và đun thêm 10 phút nữa. Tiếp theo, tắt lửa rồi đổ đường nâu vào đảo cho đến khi đường tan hết. Vớt gừng ra khỏi nồi. Đổ khoảng 1 bát con nước nguội vào nồi để nước đường ấm vừa đủ.
Bước 2: Trộn đều bột gạo nếp và bột gạo tẻ trong 1 chiếc bát lớn. Sau đó, từ từ đổ nước đường vào bát bột, khuấy đều tay cho đến khi bột thật mịn.
Bước 3: Thêm vani, mật mía, vỏ cam bào và 2 thìa cà phê dầu thực vật vào trộn đều tay.
Bánh Nian Gao muốn ngon thì khó nhất là khâu pha trộn bột. Bột trộn xong phải có sự nhất quán về màu sắc và có độ sánh, mịn như sữa đặc. Bí quyết để pha bột không quá đặc hay lỏng là đến khi bột gần được, bạn dùng thìa để thêm từng chút một nước đường vào bột.
Bước 4: Đổ bột đều ra hai chiếc khuôn. Nhẹ nhàng gõ vào thành khuôn để bong bóng khí bên trong hỗn hợp thoát hết ra ngoài. Ở mỗi khuôn, bạn cho thêm 3 quả táo tàu khô ở chính giữa (có thể nhiều hơn nếu thích). Lưu ý: Trước khi đổ bột vào khuôn, bạn dùng giấy hoặc khăn sạch quét một lớp dầu mỏng lên chảo để tránh bánh bị dính (nếu dùng khuôn silicone, bạn bỏ qua công đoạn này). Đổ bánh dầy khoảng 2 cm, sẽ mau chín.
Bước 5: Đặt khuôn bánh vào nồi hấp 2 tầng và hấp khoảng 1 tiếng ở nhiệt độ cao. Sau đó, mở ra lấy mũi dao khía (rạch) vào bánh nếu thấy mũi dao không dính bánh tức là bánh đã chín.
Bước 6: Bánh để trong tủ lạnh cho cứng, cắt ra miếng xong cho vào chảo có chút dầu để rán. Lúc nào thấy hai mặt miếng bánh rán xem xém giòn giòn là được. Bạn thể tẩm bánh với trứng đánh nhuyễn rồi mới đem rán nhưng làm như vậy sẽ làm át mùi thơm của bánh.
Những người nào thích ăn đồ nếp và hảo ngọt chắc chắn sẽ thích ăn loại bánh này. Dù mỗi vùng ở Trung Quốc có một cách chế biến khác nhau thì bánh Nian Gao đều mang ý nghĩa tốt lành, ăn trong những ngày đầu năm sẽ đem lại may mắn, thịnh vượng và sự tiến bộ.
Bình luận của bạn