Điều kỳ diệu đón chào năm mới

Kỹ thuật vi phẫu tạo hình được áp dụng tại bệnh viện đa khoa Bình Dương đã giúp bệnh nhân tạm thời giữ lại được bên cẳng chân bị gãy sau tai nạn (ảnh do bệnh viện cung cấp)

3 biện pháp giúp món salad giảm cân thêm hấp dẫn

Dược phẩm Phương Đông bị phạt nặng do vi phạm quy định lưu hành thuốc

Uống Trihex trị run tay cùng TPBVSK Vương Lão Kiện được không?

Tránh đau cổ, đau lưng do ngủ sai tư thế

Dưới đây là chia sẻ của Bác sỹ Lân Hiếu:

Lại bác sỹ Thái Trung và êkip đã tạo được điều kỳ diệu trước thềm năm mới.

Chắc chắn ngoài trí tưởng tượng của chúng ta, khi chân bị tai nạn không thể nối ngay trong cuộc phẫu thuật cấp cứu lần đầu, được cắt ra và “nối tạm” vào chân còn lại. Lúc toàn trạng ổn định bệnh nhân sẽ được phẫu thuật thì 2 nối lại cẳng chân.

Không từ nào diễn tả được niềm hạnh phúc của người bác sỹ, xin các bạn hãy đọc chia sẻ (dưới đây của bác sỹ thực hiện ca phẫu thuật – SK+) mà tôi đã khóc. Cảm ơn em và các đồng nghiệp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương thật nhiều.

“Đèn hắt bóng (đúng nghĩa cho cả bác sỹ và đôi chân) 04 giờ sáng, lê lết cuốc bộ từ phòng mổ bệnh viện về căn nhà thuê sau ca mổ dài. Nụ cười có vẽ lên môi thì cũng không hợp với gương mặt đã bị mệt mỏi xâm chiếm. Nhìn những cây cột đèn chạy dọc theo con hẻm để tin đoạn đường này không chỉ có mỗi mình. Đoạn đường mà khi đi là 2022, khi về đã 2023.

Chúng tôi tiễn năm cũ và đón năm mới bằng một thành tựu của Y học, nói cụ thể hơn đó là thành quả đạt được trong lĩnh vực Vi phẫu - Tạo hình. Cấy ghép tạm thời phần tay, chân đứt lìa trên một bộ phận khác của cơ thể để nuôi sống trong những tình huống mà chưa thể nối lại ngay cho người bệnh sau tai nạn. Đây là một kỹ thuật tuyệt vời, nó cho phép chúng tôi có đủ thời gian để chuẩn bị, bổ sung hoặc bù đắp các khuyết tổn ở đầu mỏm cụt đủ điều kiện và an toàn để nhận lại phần đã đứt lìa. Điều này còn giúp người bệnh tránh trải qua ca mổ nặng nề kéo dài trong tình trạng nguy kịch có thể dẫn đến mất quá nhiều máu, rối loạn đông máu, suy đa cơ quan và tử vong. Đặc biệt nó cho phép người bệnh có thêm một cơ hội giữ được tay, chân đứt lìa còn khá nguyên vẹn vì không có cách nào bảo quản phần đứt lìa nhiều ngày, nhiều tháng. Đồng thời cũng tránh tình trạng nhiễm trùng, huyết khối gây tắc mạch khi nối chi dập nát sau chấn thương, nguyên nhân hàng đầu gây thất bại dẫn đến hoại tử chi nối phải tháo bỏ.

Kỹ thuật mang lại nhiều hy vọng và mở ra nhiều ứng dụng trong lĩnh vực Vi phẫu - Tạo hình”.

32316831512418886064010592897390197208577572n-1672673347838

Bệnh viện đang chuẩn bị để nối lại phần cẳng chân bị gãy cho người bệnh sau một thời gian tạm nuôi cấy ở bên chân lành (ảnh do bệnh viện cung cấp)

Về ca phẫu thuật này, báo Sức khỏe & Đời sống cho biết, tại Việt Nam, đây là lần đầu tiên các thầy thuốc đã thực hiện “nuôi” chân bị đứt rời vào chân lành chờ nối chi. Điều đặc biệt, kỹ thuật này được bác sỹ ở bệnh viện tuyến tỉnh thực hiện.

Tờ báo của Bộ Y tế thông tin chi tiết: Theo BSCKII Võ Thái Trung, Phó Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, BVĐK tỉnh Bình Dương, khi tiếp nhận bệnh nhân, bác sỹ khoa cấp cứu nhận thấy bệnh nhân bị đứt lìa 1/3 giữa cẳng chân phải, phần cơ bị dập nát nhiều, không được sơ cứu và bảo quản, dính nhiều dị vật là đất, cát. Kèm theo chấn thương ở đầu và ngực khá nghiêm trọng.Sau khi cấp cứu hồi sức và kiểm tra các xét nghiệm cân lâm sàng cần thiết, bệnh nhân được kíp trực hội chẩn khẩn và chỉ định nuôi giữ cẳng chân phần đứt lìa chờ nối lại giúp người bệnh có cơ hội giữ chân, tránh tàn phế.

BS CKII Võ Thái Trung cho biết, để có thể bảo quản phần đứt lìa bị dập nát của cẳng chân các thầy thuốc đã đi đến quyết định táo bạo đó là cấy ghép tạm thời phần cẳng chân đứt lìa trên một bộ phận khác của cơ thể để nuôi sống trong tình huống chưa thể nối lại ngay chân cho người bệnh.

Cụ thể, ở trường hợp bệnh nhân, các bác sỹ đã cấy ghép phần cẳng chân phải đứt lìa vào chân trái. Điều này còn giúp người bệnh không phải trải qua ca mổ nặng nề kéo dài trong tình trạng nguy kịch có thể dẫn đến mất quá nhiều máu, rối loạn đông máu, suy đa cơ quan và tử vong.

"Đặc biệt, việc nuôi cấy ghép tạm thời này cho phép người bệnh có thêm một cơ hội giữ được tay, chân đứt lìa còn khá nguyên vẹn vì cho đến hiện tại y học chưa có có cách nào bảo quản phần đứt lìa trong thời gian đủ dài trong nhiều giờ, nhiều ngày để có thể chờ ghép nối lại cho người bệnh", BS Trung cho biết.

Kỹ thuật cấy ghép cẳng chân đứt lìa vào cẳng chân bên lành để nuôi dưỡng, cho phép các bác sĩ có đủ thời gian để chuẩn bị, bổ sung hoặc bù đắp các khuyết tổn ở đầu mỏm cụt đảm bảo an toàn và đủ các điều kiện để nhận lại phần đã đứt lìa. Đồng thời cũng tránh tình trạng nhiễm trùng, huyết khối gây tắc mạch khi nối chi dập nát sau chấn thương, nguyên nhân hàng đầu gây thất bại dẫn đến hoại tử chi nối phải tháo bỏ.

Việc cấy ghép cẳng chân đứt lìa vào cẳng chân bên lành để nuôi dưỡng được biết chưa có trong tiền lệ nên không có bất kỳ khuyến cáo hay hướng dẫn nào. Bác sỹ sẽ căn cứ vào tình trạng của người bệnh và tình trạng vết thương. Khi thấy sức khỏe của bệnh nhân cho phép và các vết thương sạch không nhiễm trùng sẽ tiến hành nối trả lại.

Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân đã dần ổn định, phần mỏm cụt cẳng chân phải đã được cắt lọc mô dập nát và chăm sóc sạch, cẳng chân phải nuôi ở chân trái hồng tốt. Các bác sĩ ở BVĐK tỉnh Bình Dương đang gấp rút lên kế hoạch chuyển nối trả lại chân hoàn thiện quá trình điều trị phức tạp và kỳ công cho bệnh nhân.

 
SK+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tôi chia sẻ