Nổi mề đay do dị ứng thức ăn

Bệnh nhân nổi mề đay cấp tính do dị ứng với hải sản

Bệnh mề đay có nguy hiểm không?

Bệnh mề đay “điều hòa”

Vì đâu mề đay lên mãi mà không dứt?

Nổi mề đay luôn do dị ứng gây ra?

Nhập viện trong tình trạng khó thở và đau bụng dữ dội, chị Thanh Hà (Định Công, Hà Nội) được các bác sỹ Bệnh viện Da liễu Trung ương chẩn đoán bị biến chứng nặng của căn bệnh mề đay mà chị mắc phải cách đây 15 năm.

Những người bị dị ứng với hải sản nên kiêng tuyệt đối, không ăn ngay cả khi mề đay không tái phát trong thời gian dài

Biến chứng mề đay của chị Hà là đặc biệt nguy hiểm vì bị vừa bị mề đay “chạy” vào bụng dẫn đến cơn đau bụng cấp, lại vừa bị sưng khí quản dẫn đến khó thở. Theo các bác sỹ Bệnh viện Da liễu Trung ương, các biến chứng nặng nề này của mề đay hoàn toàn có thể dẫn đến tử vong. Thực may mắn khi chị được phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời nên không xảy ra tai biến gì đáng tiếc.

Chị Hà cho biết, lúc chị 14 tuổi, chị hay bị phát ban vùng da dưới cổ, ngực, thắt lưng. Các vết sẩn đỏ và mịn, to như đầu ngón tay trỏ khiến chị bị ngứa ngáy rất khó chịu, đặc biệt là sau mỗi lần ăn cá hoặc tôm. Nhưng trong 5 năm gần đây, chị chưa từng bị tái phát lần nào, cứ ngỡ mình đã khỏi bệnh, nào ngờ…

Vì đâu mề đay nổi?

Trò chuyện với TS. Lê Hữu Doanh – Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, ông cho biết mề đay là một bệnh ngoài da thông thường nhưng không ít các trường hợp đã phải cấp cứu tại bệnh viện vì căn bệnh này.

Các vết nổi mề đay trên da là do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng lại quá mạnh với những thứ gây dị ứng từ bên ngoài (trong trường hợp của chị Hà là các món hải sản). Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể bằng những “vũ khí” là kháng thể, đặc biệt là một kháng thể mạnh mẽ có tên là IgE.

Khi hệ miễn dịch của cơ thể “nhận thấy” các chất lạ xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ dùng các vũ khí trên để chống lại “các món hải sản” gây nên nổi mề đay này.

Trong một số trường hợp khác, nhiều người bị nổi mề đay mà không hề dị ứng như mề đay do ánh sáng mặt trời, mề đay do nhiệt độ thay đổi thất thường. Những yếu tố này phá hủy một loại tế bào dưới da có tên là Mastocyte, tiết ra các chất hóa học khiến người bệnh mắc mề đay.

Theo TS. Doanh, để phòng ngừa mề đay, bệnh nhân cần kiêng ăn những loại thực phẩm mà mình bị dị ứng. Cho dù đã một khoảng thời gian rất lâu không ăn những món đó, không bị nổi mề đay, bệnh nhân cũng không nên “liều lĩnh” thử lại để tránh gặp họa.

Ngoài ra, bệnh nhân nổi mề đay cũng nên sử dụng các loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược, đã được chứng nhận chất lượng và hiệu quả tại các bệnh viện đầu ngành như Bệnh viện Da liễu Trung ương để hỗ trợ điều trị bệnh mề đay.

Tiêu Bắc H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu