- Chuyên đề:
- Bệnh mề đay
Khi bị bệnh mề đay bệnh nhân không được ăn uống tùy tiện.
9 biện pháp tự nhiên khắc phục mề đay không dùng thuốc
Làm gì khi bị mề đay tái phát thường xuyên?
Vô vàn nguyên nhân gây bệnh mề đay
Mề đay sắc tố Pigmentosa là bệnh gì?
Nguyên nhân gây nên bệnh nổi mề đay
Nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay thường gây nên bởi các yếu tố khác nhau, người bệnh cần chủ động nhận biết để điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, nếu không phát hiện và điều trị đúng phương pháp, người bệnh có nguy cơ gặp phải các chứng bệnh nguy hiểm và có khả năng gây nên tử vong.
Nổi mề đay có rất nhiều nguyên nhân như dị ứng thức ăn, thay đổi thời tiết...
Nổi mề đay có nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là do dị ứng với các yếu tố gây dị ứng từ ngoài môi trường (còn gọi là dị nguyên) như một số loại thức ăn, thuốc, nấm mốc, phấn hoa... gọi chung là bệnh mề đay do dị ứng.
Những bệnh nhân bị nổi mề đay do sự thay đổi của thời tiết, nắng mưa thất thường, nhiệt độ nóng lạnh thay đổi đột ngột, do mặc đồ quá chật... được gọi là bệnh mề đay vật lý.
Các thực phẩm người nổi mề đay nên dùng
Chế độ dinh dưỡng cho người phát bệnh mề đay cũng cần phải được chú trọng, chúng có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng nổi mề đay nhưng cũng có thể là “kẻ thù” khiến bệnh nhân lâm vào tình trạng nguy kịch. Để hạn chế sự “viếng thăm’’ của những cơn ngứa ngứa khó chịu, người bị bệnh mề đay cần chú ý đến những thực phẩm sau đây:
Rượu vang đỏ, bông cải xanh, quả táo đỏ: Quercetin có trong những thực phẩm này giúp giải phóng chất gây dị ứng là histamin trong cơ thể, hạn chế bệnh mề đay tái phát hoặc tái phát ở mức độ nhẹ hơn.
Tỏi chống viêm da hỗ trợ dị ứng rất tốt
Tỏi: Tỏi là vũ khí chống viêm da, hỗ trợ chữa dị ứng vô cùng hiệu nghiệm, dịch tỏi có thể ức chế các enzym chuyên tổng hợp và chuyển hóa những chất gây nhiễm trùng trên da, hơn nữa, trong củ tỏi có chứa nhiều vitamin C nên giúp làm lành vết thương nhanh hơn.
Trà xanh: Trong trà xanh có chứa nhiều vitamin và catechin, một chất chống oxy hoá có tác dụng ngăn cản một loại enzyme sẽ chuyển đổi histidine thành histamin. Do vậy nên khi áp dụng trị bệnh mề đay sẽ giúp cải thiện tình trạng nổi mẩn ngứa, giúp gia tăng liên kết hạn chế da sưng phù. Đồng thời giúp thanh lọc mát gan, giải độc trị bệnh nổi mề đay nhanh.
Nghệ hạn chế, giảm ngứa do bệnh mề đay gây ra
Nghệ: Củ nghệ được biết đến với rất nhiều công dụng, từ làm đẹp cho đến chữa bệnh. Không chỉ có thế, với hoạt chất curcumin có trong củ nghệ, có thể dùng điều trị các chứng dị ứng, nổi mẩn và ngăn ngừa không cho mề đay tái phát. Mỗi ngày uống 2 thìa bột nghệ pha nước ấm, sẽ đem lại vẻ khỏe đẹp cho làn da, có lợi cho dạ dày và chữa bệnh mề đay.
Cá hồi: Trong cá hồi có chứa nhiều protein và vitamin D. Không chỉ vậy với nguồn acid béo omega - 3 với đặc tính kháng viêm. Giúp làm giảm triệu chứng liên quan đến dị ứng. Vì vậy để giảm triệu trứng này bạn thường xuyên bổ sung cá hồi vào thực đơn ăn uống hàng tuần.
Bình luận của bạn