Thú cưng cũng bị căng thẳng

Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và tâm lý của thú cưng

Có phải chúng ta đang yêu thú cưng quá đà?

Thú cưng cũng giúp chữa lành

Infographic: 9 loại cây cảnh có thể gây hại cho thú cưng

CDC Mỹ cảnh báo bùng phát nhiễm khuẩn salmonella do thức ăn thú cưng

Dấu hiệu nhận biết thú cưng bị căng thẳng

Chị Kiều Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, một vài ngày đầu nhận nuôi Chun – tên chú cún chị nuôi thường xuyên bị chán ăn, dễ nổi giận, kêu gào nhiều. Được biết, chị nhận nuôi Chun từ một người bạn thân, trước đó đã ở cùng người bạn này đến gần 2 năm. Phải mất một khoảng thời gian để làm quen với môi trường mới, chú cún mới sinh hoạt như bình thường.

Dẫn lời chia sẻ của một bạn trên hội nhóm Facebook “Hội Chia Sẻ Kinh Nghiệm Chăm Sóc Chó Mèo”, bạn có nuôi 2 chú mèo nhưng vì một chú mèo đi lạc nên chú mèo còn lại trở nên buồn bã, ủ rũ, ăn ít, thở gấp…“Từ bé cho đến trước lúc bé mèo kia đi lạc nó rất hay chơi đùa cùng mình, thích vuốt ve, thích bế thế mà bay giờ mình bế nó vội vùng vằng, chỉ muốn chạy lại nằm một góc”. Bạn đưa mèo đến phòng khám thú y và được bác sĩ chẩn đoán có dấu hiệu bị căng thẳng.

Thực tế hiện nay, nhiều người nuôi thú cưng thường không chú ý tới các dấu hiệu thú cưng bị căng thẳng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển thể chất cũng như tâm lý của chúng.

Một số dấu hiệu nhận biết thú cưng căng thẳng phổ biến như:

Thành đổi hành vi: thở hổn hển hoặc rên rỉ, kêu gào nhiều, dễ nổi giận, kích động, cảnh giác, thường có hành vi gãi hoặc tự cắn mình dẫn đến rụng lông và gây ra các vết thương trên cơ thể. Thích cắn nhau với vật nuôi khác.

Suy giảm hoạt động: lười biếng, không muốn tham gia vào các hoạt động thường thích.

Thay đổi thói quen ăn uống: thay đổi khẩu vị, chán ăn, lười ăn, ăn ít, có trường hợp lại ăn quá nhiều.

Tập tục vệ sinh: đi vệ sinh không đúng chỗ, đi vệ sinh nhiều lần hoặc bị tiêu chảy.

Nguyên nhân khiến thú cưng bị căng thẳng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thú cưng ở thú cưng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thú cưng ở thú cưng

Theo các bác sĩ thú y, có rất nhiều nguyên nhân khiến thú cưng bị căng thẳng. Các chủ vật nuôi nên thường xuyên theo dõi, quan tâm thú cưng để nắm bắt nguyên nhân chính xác và chữa trị đúng cách.

Một số nguyên nhân thường thấy khi thú cưng bị căng thẳng như: thay đổi môi trường sống hoặc môi trường sống không thích hợp, không sạch sẽ, quá đông đúc, ồn ào; thay đổi chủ nhân; thú cưng có thể không thích nghi được với thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh hoặc sự thay đổi thời tiết đột ngột; chủ nhân không dành thời gian quan tâm, chăm sóc hoặc không đáp ứng đúng nhu cầu của thú cưng; thú cưng trước kia đã từng bị bỏ rơi, bị bạo hành hoặc bị tổn thương tâm lý; thú cưng, đặc biệt chó mèo lớn tuổi thường rối loạn chức năng nhận thức và suy giảm thị lực, đây cũng là nguyên nhân khiến chúng bị căng thẳng.

Giải quyết vấn đề căng thẳng ở thú cưng

Bạn Kim Khánh (Lạch Tray, Hải Phòng) chia sẻ: “Mình xem Mơ (tên chú mèo) như người thân trong gia đình, được chơi đùa cùng nó mỗi ngày là niềm vui của mình. Tuy nhiên, sau 5 ngày mình gửi ở nhà người bạn khác để đi công tác, Mơ có các biểu hiện căng thẳng do vắng chủ quá lâu, không muốn chơi đùa cùng mình. Từ đó, đó tâm trạng mình cũng “đi xuống” rất nhiều, cả mèo cả chủ đều mệt mỏi.”

Đúng vậy, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nuôi thú cưng có thể giảm đi căng thẳng đáng kể cho người nuôi. Và ngược lại, nếu thú cưng của bạn căng thẳng, không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến thú cưng mà tâm trạng người nuôi ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng.

Vậy giải quyết vấn đề căng thẳng ở thú cưng ra sao, Sức khỏe+ đã tham khảo ý kiến chuyên gia và đưa ra một số cách giúp bạn giải quyết vấn đề này:

Thường xuyên vệ sinh thân thể, nơi ở cho thú cưng: vệ sinh chuồng trại, nơi ở, tắm rửa thân thể sạch sẽ có thể giảm bớt tình trạng căng thẳng ở thú cưng.

Tạo cho thú cưng một môi trường sống ổn định và an toàn: thú cưng cần cảm thấy an toàn và thoải mái ở nhà của chúng. Hãy đảm bảo rằng nhà của bạn không có những thứ khiến thú cưng sợ hãi như người lạ thường xuyên trêu chọc, tiếng ồn hay những vật nuôi khác thường xuyên “bắt nạt”…Đặc biệt, tránh để thú cưng ở nhà một mình quá lâu.

Dành thời gian chơi đùa và tương tác cùng thú cưng: chó, mèo hay bất cứ vật nuôi nào đều cần được tương tác để cảm thấy được yêu thương và an toàn. Hãy dành thời gian chơi đùa, trò chuyện, đi dạo cùng thú cưng ít nhất 30 phút mỗi ngày. Đây là cách giúp thú cưng sản sinh thêm serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh, có vai trò quan trọng để điều chỉnh tâm trạng, giúp chúng “vực dậy” lại tâm trạng, tinh thần và dần gắn kết được với chủ nhân cũng như các con vật xung quanh chúng hơn.

Đi dạo cũng là cách để cải thiện tình trạng căng thẳng thú cưng

Đi dạo cũng là cách để cải thiện tình trạng căng thẳng thú cưng

Cung cấp chế độ ăn uống và giấc ngủ đều đặn: cung cấp khẩu phần ăn đúng dinh dưỡng, đúng giờ, đồng thời đảm bảo thú cưng có đủ giấc ngủ và thời gian nghỉ ngơi.

Lưu ý: Nếu bạn thực hiện những điều trên mà tình trạng căng thẳng ở thú cưng không được cải thiện, bạn nên đưa thú cưng đến các phòng khám, bệnh viện thú y để có phác đồ điều trị phù hợp.

 
Đào Dung
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn cùng nhà