Khói bụi do ô nhiễm tại thủ đô Dhaka, Bangladesh - Ảnh: Benar News
Podcast: Cẩn thận nguy cơ nhiễm sán từ thói quen ăn đồ sống, tái
Nắng nóng và ô nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ đau tim
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng xấu đến làn da
Ca bệnh tử vong chỉ sau 2 ngày sốt cao do nhiễm liên cầu lợn
Đây là kết quả tại báo cáo của Viện Chính sách Năng lượng, Đại học Chicago (Mỹ). Theo Reuters, Nam Á là nơi có những quốc gia ô nhiễm nhất thế giới như Bangladesh, Ấn Độ, Nepal và Pakistan.
Quá trình công nghiệp hóa và gia tăng dân số nhanh chóng đã góp phần làm suy giảm chất lượng không khí ở khu vực này. Mức độ ô nhiễm đã tăng hơn 50% so với số liệu ở những năm 2000, báo trước những mối đe dọa nguy hiểm tới sức khỏe.
Báo cáo của Viện Chính sách Năng lượng dựa trên dữ liệu vệ tinh để đánh giá ảnh hưởng của bụi mịn trong không khí tới tuổi thọ. Theo đó, người dân tại Bangladesh có nguy cơ giảm mất 6,8 năm tuổi thọ trung bình. Con số này với người dân Mỹ chỉ là 3,6 tháng.
Ấn Độ là quốc gia chiếm tới 59% tổng lượng ô nhiễm gia tăng trên toàn cầu kể từ năm 2013. Bầu không khí ô nhiễm nặng nề có thể làm giảm tuổi thọ của người dân tại một số thành phố. Đơn cử, tại New Delhi, tuổi thọ trung bình của người dân có thể giảm tới hơn 10 năm. Đây là đô thị có mật độ dân số đông cũng như ô nhiễm bậc nhất thế giới.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, khi cắt giảm nồng độ bụi mịn (PM2.5) toàn cầu về mức được khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, tuổi thọ trung bình của con người có thể tăng lên 2,3 năm. PM2.5 là các hạt bụi có kích thước đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5µm. Khi đi vào phổi, chúng sẽ theo đường máu đến các cơ quan trong cơ thể và gây ra phản ứng viêm ở nhiều bộ phận.
Thậm chí, tại các nước như Pakistan và Nepal, khi nồng độ PM2.5 trung bình hàng năm được giữ dưới 5microgram/m3, tuổi thọ người dân có thể tăng lên từ 3,9 tới 4,6 năm.
Trái với các quốc gia Nam Á, từ năm 2013 đến 2021, Trung Quốc đã nỗ lực cắt giảm ô nhiễm không khí xuống hơn 40%.
Các hạt bụi mịn PM2.5 có thể sinh ra từ tự nhiên như cháy rừng, bụi sa mạc, khói núi lửa, các cơn bão cát. Tuy nhiên, đa phần bụi được tạo ra từ các hoạt động của con người qua việc đốt than củi, đốt nhiên liệu hóa thạch, bụi từ các công trình xây dựng, đốt rác thải, nhà máy công nghiệp, phá rừng, hút thuốc.
Trong tháng 8, nhiều khu vực trên thế giới xảy ra các vụ cháy rừng nghiêm trọng. Tại châu Âu, đám cháy rừng ở Hy Lạp kéo dài hơn 11 ngày đã thiêu rụi một diện tích rừng lớn hơn cả thành phố New York (Mỹ). Vụ cháy rừng thảm khốc tại Hawaii (Mỹ) ngày 8/8 khiến ít nhất 115 người thiệt mạng, trở thành vụ cháy rừng kinh hoàng nhất ở Mỹ trong hơn một thế kỷ qua.
Bình luận của bạn